Cắt Amidan Là Gì? Khi Nào Cần Cắt, Gây Ảnh Hưởng Gì? [ Full 2020 ]

Cắt amidan là tình trạng bắt buộc phải cắt vì bệnh, bạn cần biết amidan là gì và có gây ảnh hưởng gì đến cơ thể không trước khi quyết đinh cắt.

Cắt amidan là gì?

cắt amidan
Cắt amidan

Amidan là một cấu trúc dạng thịt nằm ở hai bên phía sau vòm họng. Amidan có vai trò tựa như một tấm lá chắn giúp bảo vệ họng và mũi khỏi vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, đôi khi Amidan cũng sẽ bị viêm nhiễm, sưng tấy, gây đau cổ họng rất khó chịu.

Khi bị viêm amidan, nếu nhẹ có thể dùng thuốc uống, nhưng trường hợp bệnh quá nặng thì có thể sẽ phải áp dụng phương pháp cắt bỏ khối amidan.

Cắt amidan là một dạng tiểu phẩu không quá phức tạp giúp cắt bỏ hoàn toàn khối amidan khỏi cổ họng của con người.

Khi nào nên cắt Amidan?

cắt amidan
Amidan bị phì đại

Không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể tiến hành phẫu thuật cắt amidan. Các chuyên gia khuyên rằng, chỉ nên mổ Amidan trong những trường hợp dưới đây:

  • Khi điều trị viêm Amidan bằng thuốc không hiệu quả: Nếu bạn bị amidan và đã áp dụng theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ nhưng mãi không khỏi thì nên tiến hành phẫu thuật amidan.
  • Khi Amidan bị phì đại: Amidan phì đại có thể gây tắc nghẽn đường thở, đặc biệt hiện tượng này sẽ rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Do đó, trường hợp này bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cắt bỏ amidan.
  • Nếu amidan tái phát nhiều lần: Trường hợp viêm amidan cấp tái phát 6-7 lần/ năm thì tốt nhất nên cắt đi để chấm dứt hiện tượng này.
  • Amidan nhiều mủ và có chứa vi khuẩn liên cầu nhóm A: Nếu rơi vào trường hợp này bạn cũng nên phẫu thuật vì nếu để lâu có thể sẽ gây biến chứng bệnh khớp, tim, viêm cầu thận… rất nguy hiểm.

Nguy cơ tiềm ẩn khi cắt amidan

Gây chảy máu nhiều và mất máu

Gây chảy máu nhiều và mất máu
Gây chảy máu nhiều và mất máu

Trường hợp này chỉ xảy ra khi người thực hiện phẫu thuật chưa thành thạo, là đứt mạch máu ở cổ họng, gây chảy máu nhiều. Lúc này nếu cầm máu không thành công thì có thể dẫn đến mất máu và thậm chí là tử vong.

Sốc phản vệ do tác dụng của thuốc gây mê

Sốc phản vệ
Sốc phản vệ

Trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc gây mê đảm giảm đau.

Tuy nhiên nhiều trường hợp dị ứng hoặc phản ứng lại các thành phần của thuốc sẽ gây nên sốc phản vệ.

Vì thế trước khi thực hiện gây mê và phẫu thuật cắt viêm Amidan, người bệnh nhân cần được khám kỹ và làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra phản ứng của bản thân với thuốc gây mê.

Bị nhiễm trùng sau phẫu thuật

cắt amidan
Bị nhiễm trùng ( minh họa )

Trường hợp này tuy ít nhưng không phải không xảy ra. Nguyên nhân có thể là do dụng cụ phẫu thuật không được sát trùng kỹ hoặc do quá trình chăm sóc sau khi phẫu thuật chưa thực sự tốt.

Amidan vẫn có thể tái phát và bị nặng hơn

cắt amidan
Tái phát và bị nặng hơn

Theo các chuyên gia, sau khi cắt viêm amidan bằng laser được 2-3 năm sẽ có khoảng 10% người bệnh bị tái phát trở lại và tình trạng nặng nề hơn. Do đó bạn cần cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn phương pháp chữa amidan này.

Như vậy có thể thấy rằng, việc cắt Amidan không hoàn toàn đảm bảo trị dứt bệnh tuyệt đối. Chỉ trong trường hợp cần thiết do bác sĩ chỉ định, bạn mới nên phẩu thuật Amidan. Còn những trường hợp bệnh nhẹ hơn thì nên chữa bằng các biện pháp khác như chữa theo dân gian, theo Đông y,….

Ảnh hưởng gì sức khỏe

Ho
Ho
  • Đau: sau cắt amidan ngày thứ hai có thể đau hơn ngày trước đó do tác dụng của thuốc giảm đau truyền tĩnh mạch có tác dụng giảm đau tốt hơn thuốc giảm đau đường uống. Khoảng 5 ngày sau mổ đau sẽ hết dần nên bạn không cần quá lo lắng. Đặc biệt với sự cải tiến trong phương pháp phẫu thuật cắt amidan mới, bệnh nhân gần như rất ít đau
  • Vướng đờm: đờm tăng tiết và đọng ở 2 hố amidan gây khó chịu nhưng người bệnh chú ý không được khạc nhổ, hắng giọng
  • Ho: cố gắng kiềm hãm cơ ho. Nếu ho nhiều nên gặp bác sĩ để có phương án xử lý tốt
  • Vấn đề ăn uống: sau cắt amidan có thể làm ăn uống khó khăn trong vài ngày đầu. Lúc này, các thực phẩm mềm như cháo, súp… nên được ưu tiên
  • Chảy máu: trong 15 ngày đầu sau mổ, khi giả mạc bong có thể gây chảy máu bất cứ lúc nào. Binh thường máu chảy rất ít, có thể tự cầm nhưng nếu thấy bất thường (máu chảy nhiều, khó cầm…) thì hãy đến viện để bác sĩ xử lý ngay
  • Sinh hoạt, làm việc: nói nhỏ, không gào thét, tránh lao động nặng khi thể trạng chưa hồi phục hoàn toàn…

Cắt amidan bằng phương pháp nào

Phương pháp bóc tách bằng dao

Dao
Dao

Phẫu thuật cắt amidan bằng bóc tách với dao được coi là phương pháp tiêu chuẩn trong cắt amidan.
Ưu điểm của nó này là vết mổ khá đẹp và sau mổ rất ít bị chảy máu sau phẫu thuật.
Nhưng nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là người bệnh dễ bị mất nhiều máu trong quá trình cắt Amidan.

Phương pháp cắt amidan bằng dao điện

Dao điện
Dao điện

Có 2 loại dao điện được dùng để cắt amidan là đơn cực hoặc lưỡng cực.

Phương pháp này thường dùng nhiệt độ cao để cắt bỏ khối amidan. Do đó, nó có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu xung quanh vùng amidan.

Ngoài ra, cắt Amidan bằng phương pháp này còn có thể làm đau đớn, sưng nề, chảy nhiều máu, khả năng hồi phục của bệnh nhân cũng chậm hơn rất nhiều.

Cắt amidan bằng dao mổ siêu âm

mổ siêu âm
mổ siêu âm

Nếu bạn đang lo lắng cắt amidan có đau không thì bạn có thể chọn phương pháp này.
Vì đây là phương pháp cắt amidan gây ít đau đớn hơn so với phương pháp dao điện.
Tuy nhiên, nhược điểm của nó là thời gian phẫu thuật dài và có thể gây chảy máu sau mổ.

Phẫu thuật cắt amidan bằng laser

Mổ cắt laser
Mổ cắt laser

Sự thật là cắt amidan bằng laser có đau vì nó gây tổn thường nhiều mô xung quanh vòm họng. Do đó, hiện nay hầu như phương pháp này không còn được áp dụng nữa.

Phương pháp Microdebrider

cắt amidan
Cắt Microdebrider

Phương pháp này tuy ít gây đau đớn và khả năng phục hồi sức khỏe nhanh chóng nhưng lại gây mất máu nhiều nên hiện nay hầu như ít được sử dụng.

Phương pháp cắt amidan bằng coblator

cắt amidan
Cắt coblator

Nếu bạn đang băn khoăng cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất thì câu trả lời chính là bằng coblator.

Cắt amidan có đau không? Bao lâu thì hết đau?

cắt amidan
Bao giờ hết đau

Có đau không khi thực hiện cắt amidan?

Phương pháp cắt là yếu tố quyết định viện cắt amidan có đau không. Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi một phương pháp sẽ có ưu nhược điểm riêng. Do đó, mỗi người sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bao lâu thì hết đau?

Cắt amidan mấy ngày thì hết đau còn phụ thuốc vào phương pháp bạn sử dụng là gì mới có thể trả lời chính xác được. Ngoài ra còn phụ thuộc vào thể trạng mỗi người, người có thể trạng tốt thì thời gian đau nhức sẽ rất ngắn. Ngược lại những người có thể trạng yếu thì thời gian đau buốt sẽ dài hơn.

Mất ngày hết đau phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Phương pháp mà người bệnh sử dụng. Những phương pháp cắt truyền thống sẽ lâu hết đau hơn so với phương pháp mới.

Thể trạng, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nếu thể trạng yếu thì thời gian đau sẽ kéo dài. Ngược lại thời gian hết đau sau cắt đi của người có thể trạng tốt ngắn hơn.

Cắt amidan ở đâu?

Tại Hà Nội

cắt amidan
Tai mũi họng Trung ương Hà nội

+ Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.

+ Khoa Tai mũi họng – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

+ Khoa Tai mũi họng – Bệnh viện 108

Địa chỉ: Số 1, Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Tại TPHCM

cắt amidan
Bệnh viện Tai mũi họng TPHCM

+ Bệnh viện Tai mũi họng TPHCM

Địa chỉ: Số 155B Trần Quốc Thảo, Quận 3, TPHCM.

+ Bệnh viện Nhi đồng 1

Địa chỉ: Số 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TPHCM.

+ Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Địa chỉ: Số 1 – 3 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM.

Cắt amidan xong có được đánh răng không?

cắt amidan
Có nên đáng răng sau khi cắt

Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo:

  • Trong 24 giờ sau cắt bệnh nhân không nên đánh răng.
  • Qua 24 giờ, người bệnh hoàn toàn có thể đánh răng bình thường.
  • Đánh răng, vệ sinh hầu họng sau khi cắt  là vô cùng cần thiết. Việc này sẽ giúp người bệnh hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, viêm họng nguy hiểm khác . Bởi sau khi thực hiện, vết thương vẫn đang chảy máu và có nguy cơ cao bị vi khuẩn tấn công, gây nhiễn trùng đường họng.
  • Tuy nhiên, người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về sinh hoạt, chế độ ăn uống và cách đánh răng đúng.
  • Đánh răng cẩn thận, nhẹ nhàng
  • Tránh để kem đánh răng chảy vào họng ảnh hưởng đến vết cắt.
  • Dùng nước ấm hoặc nước muối loãng đánh răng để giúp vết thương ít chảy máu và hạn chế tối đa được những vi khuẩn tấn công vào vết cắt.
  • Hạn chế sức miệng quá mạnh, khạc nhổ mạnh sẽ khiến cho vết cắt mở rộng và chảy máu.