Chữa Sổ Mũi Hiệu Quả Nhanh Chóng [Full 2020] Hướng Dẫn Từ A-Z

Chữa sổ mũi hiệu quả nhanh chóng hiện nay, điều trị dứt điểm không tái phát. Để điều trị cần phải biết được căn nguyên gây bệnh để điều trị đúng cách.

Nguyên nhân sổ mũi

cách chữa sổ mũi
Dị ứng

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai ai cũng đã từng trải qua những lần bị chảy nước mũi. Chúng khiến ta khó thở, ngứa mũi, thậm chí gây mệt mỏi, ngại giao tiếp. Quả là một triệu chứng khó chịu phải không?

Cấu tạo hốc mũi: Được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt được bao phủ thảm nhầy chức năng bảo vệ nhờ có tác dụng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn sau đó vận chuyển ra phía sau và xuống họng.

Một khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, viêm nhiễm, khối u, dị vật… làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất, dịch tiết nhiều hơn bình thường gây hiện tượng chảy nước mũi.

  • Bệnh lý viêm xoang cấp tính (nhiễm trùng xoang)
  • Viêm xoang mãn tính
  • Dị ứng, viêm mũi dị ứng
  • Viêm mũi
  • Viêm đường hô hấp trên (viêm xoang, viêm họng, viêm amidan)
  • Cảm lạnh thông thường
  • Sử dụng thuốc xịt thông mũi
  • Vách ngăn mũi có vấn đề (lệch, vẹo vách ngăn)
  • Tiếp xúc với không khí quá khô
  • Thay đổi nội tiết
  • Cúm
  • Polyp mũi
  • Hen suyễn

Hiện tượng sổ mũi thường gặp

cách chữa sổ mũi
Sổ mũi có máu

Sổ mũi có máu

Sổ mũi ra máu là biểu hiện trong dịch chảy có lẫn máu. Đó là do vùng niêm mạc mũi bị phù nề, tổn thương hay bị trầy nên máu chảy ra hòa lẫn vào dịch.

Sổ mũi nhức đầu

Tình trạng chảy nước mũi đi kèm với biểu hiện nhức đầu cho thấy khả năng bạn đã bị viêm mũi xoang. Không chỉ mũi mà mấu chốt là các hốc xoang đã bị viêm nhiễm ảnh hưởng tiêu cực lên các dây thần kinh.

Sổ mũi ù tai

Đây cũng là một hiện tượng cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề, đặc biệt là vùng Tai – Mũi – Họng. Khu vực này là sự giao thoa của các bộ phận quan trọng, khi bất cứ bộ phận nào gặp vấn đề sẽ kéo theo ảnh hưởng tới các bộ phận lân cận khác.

Sổ mũi đau họng

Viêm họng cũng có thể gây ảnh hưởng tới mũi do viêm nhiễm từ họng lây lan lên mũi. Khi đó, người bệnh sẽ thấy biểu hiện chảy nước mũi đi kèm với đau rát họng.

Sổ mũi hắt hơi

Hiện tượng này khá phổ biến với những ai mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, mũi sẽ bị kích thích và liên tục hắt hơi. Sau đó, bạn sẽ thấy dịch mũi chảy ra khiến mũi luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu.

Ho sổ mũi

Nhiễm trùng có thể xảy ra ở mũi hoặc họng khiến ảnh hưởng dây chuyền. Nếu không được phát hiện và điều trị, bạn có thể thấy tình trạng chuyển biến sang chảy nước mũi ho có đờm.

Nguy cơ mắc bệnh qua màu sắc dịch mũi

cách chữa sổ mũi
Sổ mũi màu vàng

Trong trường hợp dịch mũi loãng, có màu trong như lòng trắng trứng gà thì bạn không nên quá lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng thông thường, cơ thể sản sinh dịch tại mũi giúp ngăn ngừa và loại bỏ các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào vùng mũi.

  • Sổ mũi màu trắng, dịch đặc: Mũi bị nhiễm virus hay cơ thể bị cảm lạnh hoặc dị ứng.
  • Sổ mũi màu vàng: Viêm mũi xoang do nhiễm vi trùng hoặc mức độ cảm lạnh đã phát triển trầm trọng hơn.
  • Sổ mũi xanh: Sổ mũi màu xanh là hiện tượng nhiễm trùng bội nhiễm. Dấu hiệu báo hiệu bệnh viêm xoang, nhiễm khuẩn đã phát triển nghiêm trọng hơn.
  • Sổ mũi màu hồng hoặc đỏ: Dịch mũi kèm máu cho thấy niêm mạc mũi bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là gãy mũi. Nếu máu không ngừng chảy, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay.
  • Sổ mũi màu nâu: Máu đọng trong mũi lâu sẽ chuyển sang màu nâu hoặc có khả năng bạn đã hít phải khí độc.
  • Sổ mũi màu đen: Xuất hiện trong trường hợp bạn là người nghiện thuốc lá hoặc ma túy. Hiện tượng này thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu trầm trọng hoặc mắc bệnh lý mãn tính về phổi.

Cách chữa sổ mũi bằng tự nhiên

Trị sổ mũi bằng tỏi

cách chữa sổ mũi
tỏi

Tỏi được coi là một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng chống viêm nhiễm, giảm phù nề. Theo đó, để trị chảy nước mũi bằng tỏi, bạn lấy một nhánh tỏi tươi, bóc vỏ rồi đập dập lọc lấy nước cốt. Dùng tăm bông sạch nhúng nước cốt này chấm vào hốc mũi hoặc trực tiếp ngửi tỏi tươi. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cách này với người lớn, tuyệt đối không nên áp dụng cho trẻ nhỏ vì tỏi có thể lọt vào trong mũi gây tắc đường thở.

Trà gừng

cách chữa sổ mũi
Trà gừng

Khả năng chống viêm, kháng khuẩn của gừng cũng đã được chứng minh. Trong trường hợp chảy nước mũi do nhiễm khuẩn, người bệnh có thể uống một cốc trà gừng nóng hàng ngày để xoa dịu tình hình, giảm thiểu hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi.

Chữa sổ mũi bằng xông hơi

cách chữa sổ mũi
Xông hơi

Lượng dịch chảy ra tại mũi quá nhiều gây bít tắc đường thở do đó xông hơi là một cách khá hiệu quả nhằm thông mũi. Theo đó, bạn sử dụng một số loại thảo dược như lá trầu không, lá bạc hà hoặc lá cúc tần đun sôi rồi xông mũi. Xông mũi cũng sẽ giúp làm loãng dịch mủ khiến bạn dễ dàng loại bỏ chúng khỏi vùng mũi.

Chữa sổ mũi bằng nước cốt chanh

Nước cốt chanh
Nước cốt chanh

Chanh là một loại quả giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Uống một cốc nước cốt chanh pha với nước ấm sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng chảy nước mũi, đẩy lùi các tác nhân gây bệnh lý.

Chữa sổ mũi bằng lá húng quế và tỏi nướng

Lá húng quế và tỏi nướng
Lá húng quế và tỏi nướng

Với mẹo này, chúng ta thực hiện như sau: Lá húng quế rửa sạch, giã nhỏ trộn chung với tỏi nướng vàng rồi cho thêm 2 thìa cà phê nước sôi, lọc lấy nước và uống 2-3 lần/ngày.

Chữa sổ mũi bằng uống nhiều nước

Uống nhiều nước
Uống nhiều nước

Nhằm làm loãng lượng dịch mủ trong mũi giúp loại bỏ dễ dàng, thông thoáng đường thở, giảm sổ mũi, nghẹt mũi, người bệnh đừng quên uống đủ nước mỗi ngày.

Chữa sổ mũi uống thuốc gì?

Clopheniramin
Clopheniramin
  • Thuốc dạng uống: Clopheniramin, Promethazin… Cần lưu ý là các loại thuốc này thường gây buồn ngủ nên người bệnh cần cân nhắc khi sử dụng trong các trường hợp vận hành máy móc hay lái tàu xe. Tiêu biểu trong số này, được sử dụng trị sổ mũi khá phổ biến là thuốc Clopheniramin, thường có tên gọi quen thuộc là thuốc sổ mũi màu vàng.
  • Thuốc dạng xịt: Naphazolin, Oxymetazolin, Xylometazolin… không được dùng kéo dài, chỉ dùng trong 2-3 ngày, chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi. Hai dạng thuốc kể trên được sử dụng để điều trị trực tiếp triệu chứng sổ mũi.

Trong trường do bệnh lý nhiễm khuẩn thì người bệnh có khả năng phải dùng tới:

  • Thuốc kháng sinh: Cefaclor, Augmentin, Zinnat… cần thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý tìm hiểu và sử dụng thuốc.
  • Thuốc corticoid: Beclomethason, Budesonid, Fluticason… dùng trong các trường hợp nguyên nhân do viêm mũi hay viêm xoang mãn tính.

Chữa sổ mũi trẻ uống thuốc gì?

Children’s Cold & Flu Relief
Children’s Cold & Flu Relief

Với trẻ nhỏ, việc sử dụng thuốc cần cẩn trọng. Một số loại thuốc dành riêng cho trẻ nhỏ thường được bào chế dưới dạng siro là:

  • Children’s Cold & Flu Relief: Dùng cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên. Thành phần chính là Dã quỳ Echinacea, Phụ tử Acinitum napellus, và Hành đỏ Allium cepa.
  • Prospan: Dùng cho trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi trở lên. Thành phần chính là lá thường xuân – một loại thảo dược quý ở châu Âu.
  • Day Syrup Kids 0-9: Dùng được cho trẻ sơ sinh cho tới bé 9 tuổi. Thành phần chính là Drosera Rotundifolia, Arnica Montana, chiết xuất cây cúc vằn…
  • Sambucol Cold and Flu Kids: Thành phần chính là cây cơm cháy, kẽm, vitamin C…
  • Siro ho cảm Ích Nhi: Dùng được cho trẻ từ sơ sinh. Thành phần chính là: Húng chanh, mạch môn, cát cánh, quất, mật ong nguyên chất…

Người bị sổ mũi nên ăn uống gì?

Trái cây, rau xanh
Trái cây, rau xanh

Nhằm hỗ trợ tốt nhất để đẩy lùi hiện tượng sổ mũi, bạn cần chú ý một số điều trong quá trình sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.

  • Trái cây, rau xanh để tăng cường sức đề kháng.
  • Tăng cường ăn tỏi bằng cách thêm vào các món ăn hàng ngày.
  • Uống trà thảo mộc như trà gừng, trà bạc hà…
  • Ăn nhiều sữa chua để cải thiện hệ miễn dịch.
  • Không nên ăn đồ cay, nóng vì sẽ làm niêm mạc mũi ngày càng sưng tấy, phù nề.
  • Hạn chế uống bia rượu, không hút thuốc lá.