Bật Mí Cách Giảm Đau Răng An Toàn Hiệu Quả A-Z [Full 2020]

Bạn bị đau nhức răng gây khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn cách giảm đau răng an toàn hiệu quả nhất năm 2020.

Nguyên nhân gây đau nhức răng phổ biến

Xác định nguyên nhân là yếu tố tiền đề để đưa ra phương pháp chữa trị dứt điểm, hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau nhức răng mà mọi người cần nắm vững.

giảm đau răng
Nguyên nhân gây đau nhức răng phổ biến

Các bệnh về nướu

Bệnh về nướu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau nhức răng. Đây là tình trạng viêm của nướu và tiêu bất thường của vùng ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng do các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn có trong mảng bám dọc theo đường viềm của nướu gây nên.

Sâu răng, viêm tủy

Nguyên nhân dẫn đến răng bị đau phổ biến nhất là sâu răng. Các lỗ sâu răng được hình thành do hoạt động của các loại vi khuẩn có trong miệng. Sâu răng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫ đến viêm tủy, nặng hơn là rụng răng.

Hội chứng khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm có chức năng giữ hàm ăn khớp với sọ. Các bệnh liên quan đến khớp thái dương hàm gây đau ở phía trước 1 hay 2 tai, nguyên nhân thường thấy do chấn thương cấp tính, tình trạng viêm khớp thoái hóa, sự co thắt của các cơ xung quanh khớp.

Do chấn thương răng, nứt răng

Răng nếu không được bảo vệ cẩn thận sẽ bị suy yếu theo thời gian, dễ nứt vỡ khi chịu áp lực. Triệu chứng của việc nứt răng có thể là đau khi nhai, hoặc răng nhạy cảm với nhiệt động nóng lạnh, thức ăn chua ngọt.

Để điều trị hiệu quả nứt răng cần phải xác định vị trí mà mức độ của vết nứt đưa ra biện pháp phù hợp.

Bên cạnh các nguyên nhân chính kể trên còn một số nguyên nhân khác như: mọc răng khôn, viêm lợi, răng bị mòn, bị vỡ…

Tuy nhiên, cho dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào thì đau răng cũng gây không ít những phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày.

Do đó, cần tìm phương pháp chữa đau nhức răng hiệu quả, kịp thời tránh trường hợp có thể gây ra bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Bật Mí Cách Giảm Đau Răng An Toàn Hiệu Quả

Súc miệng bằng nước muối giảm đau răng

Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối

Một trong những cách tốt nhất mà bạn có thể thực hiện để làm trị nhức răng là súc miệng bằng nước muối ấm, bao gồm 1/2 thìa cà phê muối và 230ml nước.

Sau đó, bạn nên nhổ ra chứ không được nuốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhẹ nhàng dùng chỉ nha khoa làm sạch vùng răng đau nhức để loại bỏ thức ăn bị mắc kẹt trong đó. Biện pháp này vừa đơn giản, không tốn kém nhưng cũng giúp bạn giảm đau răng hiệu quả.

Uống thuốc giảm đau răng

Uống thuốc
Uống thuốc giảm đau răng

Đối với trẻ em, các nha sĩ khuyên dùng loại thuốc aceteminophen và người lớn có thể mua thuốc giảm đau mà không cần toa thuốc của bác sĩ, chẳng hạn như ibuprofen.

Nếu bạn chọn thuốc aspirin, hãy uống trực tiếp và không nên đặt trong nướu hoặc răng hàm. Vì phương pháp chữa bệnh dân gian này không hiệu quả và thậm chí có thể gây hại cho miệng của bạn.

Chườm túi nước lạnh giảm đau răng

Chườm túi nước lạnh
Chườm túi nước lạnh

Nếu gương mặt của bạn bị sưng lên, hãy đặt một chiếc túi nước lạnh bên vùng má để làm dịu cơn đau. Tình trạng sưng phồng trên gương mặt cũng có thể là triệu chứng của bệnh áp xe răng, nghĩa là xuất hiện túi mủ ở sâu trong chân răng của bạn.

Điều này sẽ gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở hàm và nhiều răng khác. Ngoài ra, dấu hiệu của căn bệnh này còn bao gồm sốt và nướu sưng đỏ.

Sử dụng thuốc gây tê giảm đau răng

Sử dụng thuốc gây tê
Sử dụng thuốc gây tê

Bạn hãy bôi trực tiếp các loại gel và thuốc gây tê vào răng và vùng nướu xung quanh.

Vì thành phần benzocaine trong các loại thuốc này sẽ gây tê miệng trong thời gian ngắn, do đó bạn bớt cảm nhận thấy cơn đau.

Dùng đá lạnh massage tay giảm đau răng

Dùng đá lạnh massage tay
Dùng đá lạnh massage tay

Biện pháp này không áp dụng trực tiếp trên răng mà được làm trên bàn tay của bạn. Bạn hãy đặt một vài viên đá lạnh trong lòng bàn tay, nhớ là ở bên cùng phía với răng bị đau nhé.

Sau đó, cọ xát đá giữa ngón cái và ngón trỏ trong 7 phút hoặc cho đến khi tay trở nên tê liệt. Vì các nhà nghiên cứu lý giải rằng đá có thể gây ra các tín hiệu lạnh có thể tạm dừng các tín hiệu đau răng ở não bộ.

Dầu đinh hương giảm đau răng

Dầu đinh hương
Dầu đinh hương

Trong tất cả các cách chữa đau răng tại nhà, dầu đinh hương là phương thuốc tốt nhất. Dầu đinh hương có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm, và thậm chí có thể gây mê, giúp giảm đau và chống nhiễm trùng hiệu quả.

Nhiều chuyên gia nha khoa cũng khuyên các bệnh nhân sử dụng dầu đinh hương để điều trị tại nhà. Dầu chiết xuất từ nụ đinh hương có đặc tính giảm đau tự nhiên.

Cách làm: Bạn ngâm một miếng bông vào dầu đinh hương và đặt vào vùng sưng trong miệng của bạn, sau đó nhẹ nhàng cắn xuống. Đừng lo lắng nếu bạn nuốt một chút dầu đinh hương vì dầu này rất an toàn.

Tuy nhiên, nó có thể đốt cháy nướu răng của bạn, do đó, bạn không nên nuốt nhiều dầu đinh hương. Chất làm giảm đau này có nhiều lợi ích khác như ngăn ngừa sâu răng và thậm chí làm giảm hôi miệng.

Nghệ giảm đau răng

Củ nghệ
Củ nghệ giảm đau răng

Củ nghệ được sử dụng như một loại thảo dược tuyệt vời giúp giảm đau, đánh bại vi khuẩn và khử trùng răng miệng cực tốt.

Cách làm: Bạn trộn bột nghệ với nước tinh khiết và đắp trực tiếp vào chiếc răng đau hoặc có thể trộn lẫn bột nghệ với ớt cay hay mật ong và bôi vào khu vực bị đau. Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào.

Cơn đau răng không những khiến bạn chẳng còn muốn ăn uống mà còn dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Mỗi khi bạn cảm thấy mình có triệu chứng đau răng, hãy thử áp dụng các cách trên để giảm đau một cách nhanh nhất có thể.

Nếu bạn cảm thấy cơn đau không thuyên giảm thì hãy đến nha sĩ khám càng sớm càng tốt và hãy tạo cho mình thói quen khám răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng nhé.