Thoái hóa đốt sống lưng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa [2020]

Thoái hóa đốt sống lưng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Thống kê cho thấy, khoảng 80% người trung niên bị thoái hóa đốt sống thắt lưng do thoái hóa cột sống lưng. Có nhiều nguyên nhân gây đau khác nhau của bệnh

Vị trí đốt sống thắt lưng

thoái hóa sống lưng
thoái hóa sống lưng gây nhiều tác hại vô cùng

Các đốt sống thắt lưng nằm ở giữa lồng xương sườn và xương chậu. Cột sống thắt lưng là chuỗi các đốt sống thắt lưng xếp lại nối liền với nhau. Được giới hạn bởi phía trước là thân đốt sống và các đĩa đệm, phía sau là dây chằng vành và các cung đốt sống, bên cạnh là các cuống sống, vòng cung và lỗ ghép.

Đặc điểm chung của một đốt sống

  • Thân đốt sống.
  • Cung đốt sống: Uống cung, mảnh cung.
  • Các mỏm: mỏm ngang, mỏm gai, mỏm khớp.
  • Lỗ đốt sống: thân đốt sống và cung đốt sống giới hạn bởi lỗ đốt sống, cho tủy gai và thần kinh đốt sống đi qua.

Đặc điểm riêng gây thoái hóa đốt sống lưng

Các đốt sống thắt lưng, trong giải phẫu người có năm đốt sống ở giữa lồng xương sườn và xương chậu. Được kí hiệu từ L1 đến L5. Đặc điểm giúp phân biệt các đốt sống thắt lưng là chúng không có lỗ ngang. Như đốt sống cổ, và không có các hõm sườn trên mỏm ngang và thân như đốt sống ngực.

  • Thân đốt sống lớn, rộng bề ngang.
  • Lỗ đốt sống hình tam giác, rộng hơn đốt sống đoạn ngực, nhưng lại nhỏ hơn đốt sống đoạn cổ.
  • Cuống cung ngắn có đường kính lớn, khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên.
  • Mỏm ngang mỏng, hẹp và dài, có chiều dài tăng dần từ đốt sống thắt lưng thứ I đến đốt sống thắt lưng thứ III, sau đó ngắn dần. Mỏm phụ nằm ở chỗ mỏm ngang dính vào cung đốt sống.
  • Mỏm phụ: có thể có ở một vài đốt sống thắt lưng.
  • Mỏm gai hướng ngang ra phía sau, rộng dày và thô, có hình chữ nhật.
  • Mỏm khớp trên dẹt theo chiều ngang, mặt ngoài có mỏm núm vú, mặt trong lõm.
  • Mỏm khớp dưới lồi hình trụ, để thích ứng với diện khớp của mỏm khớp trên.

Riêng đốt sống thắt lưng thứ I có mỏm ngang ngắn nhất. Mỏm sườn kém phát triển hơn các đốt sống khác. Còn đốt sống thắt lưng V có chiều cao của thân đốt sống ở phía trước dày hơn. 2 mỏm khớp dưới cách xa nhau hơn ở những đốt sống thắt lưng khác. Mỏm gai của đốt sống thắt lưng V là mỏm gai nhỏ nhất trong số các đốt sống thắt lưng.

Các đốt sống thắt lưng nằm ở giữa lồng xương sườn và xương chậu

Chức năng của các đốt sống thắt lưng

Chức Năng Cột Sống
Chức Năng Cột Sống
  • Cột sống thắt lưng có chức năng chống đỡ sức nặng của toàn cơ thể và chuyển động nhiều.
  • Kết nối các xương khác với nhau, giúp cho sự chuyển động của con người trở lên linh hoạt và đa dạng.
  • Hơn nữa cột sống còn giúp bảo vệ tủy sống. Tủy sống là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương.
  • Chi phối các hoạt động của cơ thể con người.
  • Cột sống thắt lưng liên kết với các xương sườn tạo thành một bộ khung vững chắc. Cho các cơ bám vào để bảo vệ các nội tạng nằm bên trong cơ thể.

Phân loại các đốt sống lưng

Đây là tình trạng bị thoát vị đĩa đệm ở vị trí xương sống vùng thắt lưng. Khi đó nhân nhầy có thể chèn ép vào các rễ dây thần kinh hoặc tủy sống hướng ra trước, ra đằng sau hoặc lệch sang 2 bên vào thân đốt sống.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được chia thành 2 loại chính dựa theo vị trí đĩa đệm nằm giữa các đốt sống này hay bị tổn thương nhất là đĩa đệm giữa đốt sống L4 L5 và L5 S1.

Thoái hóa đốt sống lưng L4-L5

Cột sống thắt lưng gồm có 5 đốt sống được kí hiệu lần lượt từ trên xuống là L1 L2 L3 L4 L5.

L4 L5 là 2 đốt sống nằm ở cuối cột sống thắt lưng. Cũng chính là 2 đốt sống phải hoạt động. Chịu áp lực nhiều nhất từ các hoạt động hàng ngày của con người. Chính vì thế hầu hết các tổn thương liên quan đến nhiều căn bệnh khác nhau. Đều xuất hiện rất nhiều ở 2 đốt xương sống này.

Vị trí nứt, vỡ vỏ bao xơ đĩa đệm có thể nằm ở trước, sau hoặc lệch sang hai bên. Tùy thuộc vào hoạt động của người bệnh. Việc xác định vị trí chính xác đĩa đệm tổn thương có vai trò lớn trong việc điều trị. Các bác sĩ chia thành các loại: thoát vị đĩa đệm L4 L5 thể trung tâm, lệch từ 3 – 8mm sang bên phải hoặc bên trái.

Thoái hóa đốt sống lưng L5 S1

Thoát Vị đĩa đệm Cột Sộng Thắt Lưng L5 S1
Thoát Vị đĩa đệm Cột Sộng Thắt Lưng L5 S1

Đây là một vị trí khá đặc biệt khi đĩa đệm bị tổn thương. Nằm giữa đốt sống cuối cùng của cột sống thắt lưng và đốt sống cùng. Vị trí cột sống cũng rất thường hay mắc phải. Tình trạng thoát vị đĩa đệm chỉ sau đốt L4 L5. Đốt xương sống L5 là vị trí cuối cùng của cột sống thắt lưng. Đốt xương S1 là đốt đầu tiên thuộc xương cùng cụt.

Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống này. Thường xuyên phải chịu sức ép từ trọng lượng phần trên cơ thể khi các vận động của con người. Đặc biệt là khi hoạt động nặng nhọc diễn ra.

Loại bệnh này cũng rất nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Thoát vị đĩa đệm L5-S1 có nguy cơ chèn ép vào rễ dây thần kinh S1 làm hẹp ống sống, hẹp lỗ liên hợp.

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống lưng

Ngoài quá trình lão hóa tự nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác khiến thoái hóa cột sống. Ngay cả những thói quen thường ngày tưởng như vô hại cũng có thể là thủ phạm gây ra tình trạng bệnh lý này.

Quá trình lão hóa tự nhiên

Theo thời gian, cơ thể của chúng ta bắt đầu quá trình lão hóa. Cột sống cũng bị bào mòn trong quá trình đó. Tuổi tác khiến xương khớp không còn được chắc khỏe. Chỉ với một tác động nhỏ cũng khiến chứng bị tổn thương. Lượng canxi – nằm chủ yếu trong xương không còn dồi dào khiến cột sống yếu dần đi.

Các mỏm xương cọ xát vào nhau và chèn ép lên rễ dây thần kinh cột sống. Tạo áp lực cho cột sống và gây ra những cơn đau nhức tại vùng cột sống bị thoái hóa.

Thoái hóa đốt sống lưng do thói quen xấu

Mang vác nặng khiến cơ thể bị đau lưng cấp
Mang vác nặng khiến cơ thể bị đau lưng cấp
  • Khuân vác vật nặng, cúi gập người sai tư thế trong thời gian dài
  • Làm việc quá sức
  • Ngồi làm việc trước máy tính thường xuyên liên tục, ngồi làm việc sai tư thế gây thoái hóa cột sống cổ.
  • Chế độ ngủ nghỉ thiếu khoa học, nằm sai tư thế
  • Đi giày cao gót quá nhiều
  • Thường xuyên uống bia, rượu…
  • Hút thuốc

Đây là những thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống mà bạn cần chú ý.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh. Và nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe. Một chế độ dinh dưỡng không tốt, thiếu chất, nhất là canxi, omega-3 và các khoáng chất thiết yếu. Khiến cho cột sống bị yếu và dễ thoái hóa. Thức ăn nhiều dầu mỡ, thường xuyên dùng đồ ăn nhanh cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe của cột sống.

Thoái hóa đốt sống lưng di truyền

Bệnh xương khớp cũng có thể di truyền được ư? Thật vậy, nếu bố mẹ mắc bệnh thoái hóa cột sống. Những đứa con của họ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này hơn những người khác. Đồng thời quá trình thoái hóa ở những người này cũng diễn ra nhanh hơn.

Do đó, mọi người đừng thấy lạ khi những thanh niên mới 30 tuổi đầu mà cột sống đã bắt đầu bị thoái hóa nhé.

Một số nguyên nhân khác

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay trượt đĩa đệm gây áp lực lên tủy sống và rễ thần kinh gây thoái hóa cột sống thắt lưng
  • Một số căn bệnh cột sống khác: Hẹp ống sống, viêm xương khớp, vỡ sụn xương…
  • Thừa cân, béo phì khiến cho cột sống chịu áp lực quá lớn
  • Lười vận động khiến cho hệ cơ xương khớp ngày càng yếu

Chế độ ăn uống người thoái hóa đốt sống lưng

Thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống, dinh dưỡng hằng ngày đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến việc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân. Cụ thể:

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?

  • Bổ sung canxi để giúp duy trì sức khỏe của xương. Ngoài ra còn giúp chữa lành những tổn thương ở xương khớp. Người bệnh có thể bổ sung canxi thông qua các món ăn từ cá hồi, cải xoăn, các loại đậu, cá mòi…
  • Bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng việc đi dạo dưới ánh nắng mặt trời. Hoặc có thể bổ sung thông qua các loại rau xanh và hoa quả. Vitamin D giàu chất chống oxy hóa có tác dụng rất tốt với cơ thể, đặc biệt là hệ xương khớp.
  • Bổ sung vitamin C thông qua các loại thực phẩm như các loại trái cây có múi, trái kiwi, dâu tây, cà chua, ớt, rau bina, khoai lang…
  • Người bệnh thoái hóa cột sống nên kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, cay nóng. Các loại thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt chó và các loại thịt đỏ cũng không nên ăn. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa đồ uống có cồn và chất kích thích.