Thuốc Viêm Mũi Dị Ứng Điều Trị Tốt Nhất [ Full 2020 ] Hướng Dẫn Từ A-Z

Thuốc viêm mũi dị ứng tốt nhất hiện nay bạn nên biết để điều trị sớm bệnh để không bị biến chứng nguy hiểm. Đây là các loại thuốc được cho là tốt nhất !

Viêm mũi dị ứng là gì?

thuốc viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi là tình trạng khi niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm. Viêm mũi dị ứng là một trong những loại viêm mũi xảy ra khi bạn hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng). Đây là một dạng phản ứng của cơ thể chống lại dị nguyên này.

Có hai loại viêm mũi dị ứng: theo mùa và quanh năm.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng 

thuốc viêm mũi dị ứng
Cỏ dại

Khi bạn hít phải dị nguyên, hệ miễn dịch của bạn sẽ sinh ra histamine – một chất hóa học tự nhiên để bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Chất này chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng và gây ra viêm mũi dị ứng.

Một số dạng dị ứng thường gặp:

  • Phấn hoa
  • Cỏ dại
  • Bụi
  • Nấm mốc
  • Lông thú nuôi
  • Khói thuốc
  • Nước hoa.

Yếu tố tăng nguy cơ mắc phải viêm mũi dị ứng

thuốc viêm mũi dị ứng
Thời tiết trở lạnh

Viêm mũi dị ứng khá phổ biến và nó ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi. Theo số liệu từ Viện Hàn lâm Dị ứng hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, phần trăm số người có thể mắc viêm mũi dị ứng nằm trong khoảng từ 10 – 30% dân số thế giới và phần lớn trong số này bị dị ứng với phấn hoa.

Có một số nguy cơ khiến cho tình trạng viêm mũi dị ứng của bạn trở nên tệ hơn, ví dụ như:

  • Chất hóa học
  • Thời tiết trở lạnh
  • Độ ẩm không khí
  • Gió
  • Ô nhiễm không khí
  • Keo xịt tóc
  • Các loại nước hoa
  • Khói từ gỗ bị đốt cháy
  • Nước hoa.

Các thuốc viêm mũi dị ứng bằng tây y

Acrivastine

thuốc viêm mũi dị ứng
Acrivastine (Ảnh minh họa)

Tác dụng

Acrivastine là thuốc kháng histamine thế hệ 2. Thuốc được sử dụng để điều trị các chứng dị ứng ở mũi như viêm mũi dị ứng, hay dị ứng phấn hoa. Thuốc cũng được dùng để làm giảm các triệu chứng như ngứa da không rõ nguyên nhân (mề đay mãn tính vô căn).

Liều dùng

Người lớn: 8 mg 2 lần mỗi ngày Có thể được dùng với thuốc thông mũi.

Trẻ con: Theo chỉ định bác sĩ

Tác dụng phụ:

Một số tác dụng phụ bạn có thể có: an thần bao gồm buồn ngủ nhẹ dẫn đến ngủ sâu, mệt mỏi, chóng mặt, mất sự phối hợp. Nhức đầu, suy giảm thần kinh vận động và các hiệu ứng đối kháng thụ thể muscarinic. Các phản ứng hiếm xảy ra: phát ban và phản ứng quá mẫn; rối loạn máu, co giật, đổ mồ hôi, đau cơ, phản ứng ngoại tháp, run, rối loạn, ù tai, hạ huyết áp, rụng tóc.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Beclomethasone

thuốc viêm mũi dị ứng
Beclomethasone (Ảnh minh họa)

Tác dụng

Beclomethasone được sử dụng để ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng thở khò khè và khó thở gây ra bởi bệnh hen suyễn. Beclomethasone thuộc nhóm thuốc corticosteroid, thuốc này tác động trực tiếp đến phổi giúp thở dễ dàng hơn bằng cách giảm kích ứng và sưng đường hô hấp.

Beclomethasone phải được sử dụng thường xuyên để ngăn ngừa các vấn đề hô hấp (các cơn khò khè/khó thở). Thuốc này không có hiệu quả ngay lập tức và không nên được sử dụng để làm điều trị cơn suyễn bất ngờ, bệnh nhân nên sử dụng thuốc hít theo chỉ định.

Liều dùng:

Người lớn:

40 mcg/lần hít và 80 mcg/lần hít

2 lần hít (40 mcg mỗi lần hít) hai lần một ngày. Ngoài ra, 2 lần hít (80 mcg mỗi lần hít) hai lần mỗi ngày đã có hiệu quả ở một số bệnh nhân trước đó được dùng steroid dạng hít. Không dùng quá 640 mcg mỗi ngày.

Trẻ con:

Trẻ em trên 12 tuổi:

40 mcg/lần hít và 80 mcg/lần hít

Tác dụng phụ:

Khoảng ít hơn 5/100 bệnh nhân báo cáo rằng cảm thấy đau đầu, buồn nôn, hay muốn xỉu sau khi sử dụng Beconase AQ Nasal Spray. Khoảng 3/100 bệnh nhân bị nghẹt mũi, chảy máu cam, chảy nước mũi, hoặc chảy nước mắt.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Carbinoxamine

Tác dụng

Carbinoxamine được sử dụng để tạm thời làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, hoặc các bệnh đường hô hấp thông thường khác (như viêm xoang, viêm phế quản). Thuốc kháng histamin giúp làm giảm việc chảy nước mắt, ngứa mắt / mũi / họng, chảy nước mũi và hắt hơi. Thuốc thông mũi giúp làm giảm nghẹt mũi và các triệu chứng ù tai.

Liều dụng

Người lớn:

  • Viên nén (carbinoxamine maleat 4 mg): uống 1 viên mỗi ngày khi cần thiết; có thể tăng liều dùng khi cần thiết lên mức tối đa là 24 mg / ngày chia dùng cách 6-8 giờ.
  • Viên nén, phóng thích theo thời gian (carbinoxamine maleate 8 mg): uống 1 viên cách 12 giờ.
  • Viên nang phóng thích kéo dài (carbinoxamine maleat 2 mg / 8 mg): uống 1 viên uống cách 12 giờ, không dùng quá 2 viên trong 24 giờ.
  • Dung dịch (carbinoxamine maleat 4 mg / 5 ml): uống 5 mL mỗi ngày khi cần thiết; có thể tăng dùng cần thiết lên mức tối đa 24 mg / ngày với liều dùng cách mỗi 6-8 giờ.
  • Hỗn dịch (carbinoxamine maleate-tannat 2 mg-6 mg / 5 ml): uống 5 mL cách 12 giờ.
  • Thuốc nước (carbinoxamine maleat 4 mg / 5 ml): uống 5 mL 4 lần /ngày.
  • Thuốc nước (carbinoxamine maleate 1,5 mg / 5 ml): uống 10 ml 4 lần một ngày.
  • Hỗn dịch phóng thích kéo dài (carbinoxaminetannate 3,6 mg / 5 ml): uống 10-20 ml mỗi 12 giờ.
  • Thuốc nước (carbinoxamine maleat 1,75 mg / 5 ml): uống 10 ml 4 lần/ngày.

Trẻ con:

Theo nghiên cứu và chỉ định của bác sĩ

Cyproheptadine

thuốc viêm mũi dị ứng
Cyproheptadine (Ảnh minh họa)

Tác dụng

Cyproheptadine là thuốc kháng histamin được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt / mũi, hắt hơi, phát ban và ngứa. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn chất hóa học tự nhiên (histamine) mà cơ thể tạo ra khi bị dị ứng. Thuốc này cũng ngăn việc sản sinh chất tự nhiên trong cơ thể của bạn (serotonin).

Liều dùng

+ Người lớn

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm mũi dị ứng:

  • Liều khởi đầu: 4 mg, uống ba lần một ngày.
  • Liều duy trì: 12-16 mg / ngày, đôi khi tăng lên mức 32 mg / ngày nhưng không vượt quá 0,5 mg / kg / ngày.

+ Trẻ con

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh viêm mũi dị ứng:

  • Uống 0,25 mg / kg / ngày hoặc 8 mg / m2 dựa theo diện tích bề mặt cơ thể chia làm 2-3 liều, hoặc dùng theo độ tuổi như sau:
  • 2-6 tuổi: uống 2 mg 2-3 lần một ngày, không dùng quá 12 mg / ngày.
  • 7-14 tuổi: uống 4 mg, 2-3 lần trong ngày, không dùng quá 16 mg / ngày.

Tác dụng phụ

Đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngưng dùng Cyproheptadine và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Lú lẫn, ảo giác, có suy nghĩ hoặc hành vi khác thường
  • Động kinh (co giật);
  • Ù tai;
  • Cảm giác muốn ngất xỉu;
  • Tim đập nhanh hoặc tim đập thình thịch;

Fexofenadine

Fexofenadine (Ảnh minh họa)
Fexofenadine (Ảnh minh họa)

Tác dụng

Fexofenadine, hay còn có tên gọi fexofenadine hydrochloride, là một thuốc kháng histamin được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt/mũi, hắt hơi, phát ban và ngứa. Ngăn chặn một chất tự nhiên (histamine) làm cơ thể gây ra phản ứng dị ứng.

Liều dùng

+ Người lớn

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm mũi dị ứng

Bạn dùng 60 mg uống hai lần một ngày hoặc dùng 180 mg uống một lần mỗi ngày bằng nước.

+ Trẻ con

  • Trẻ 6-11 tuổi: dùng 30 mg cho trẻ uống hai lần mỗi ngày với nước;
  • Trẻ 12 tuổi trở lên: dùng 60 mg cho trẻ uống uống hai lần một ngày hoặc dùng 180 mg cho trẻ uống một lần mỗi ngày với nước.

Tác dụng phụ

Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Ngưng dùng thuốc fexofenadine và gọi bác sĩ của quý vị nếu bạn bị sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, ho hoặc các triệu chứng cúm khác.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng;
  • Buồn ngủ,
  • Cảm giác mệt mỏi;
  • Đau đầu;
  • Chuột rút cơ, đau lưng.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ.

Thuốc viêm mũi dị ứng đông y

Thuốc viêm mũi dị ứng Thông xoang tán

Thông xoang tán
Thông xoang tán

Thành phần:

  • Bạch chỉ
  • Tân di
  • Cảo bản
  • Phòng phong
  • Tế tân
  • Thăng ma
  • Xuyên khung
  • Cam thảo
  • Tá dược (Tinh bột, Magnesi stearat, talc): Vừa đủ 1 viên

Tác dụng:

Giúp thông mũi, thông xoang, làm hết các triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang: đau nhức, chảy nước mũi, nghẹt mũi.

Cách dùng:

  • Uống 6 – 8 viên/ ngày chia 2 lần. Uống sau bữa ăn với nước ấm.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân nên uống nhiều nước mỗi ngày.

Thuốc viêm mũi dị ứng Xoang bách phục

Xoang bách phục
Xoang bách phục

Thành phần

  • Cao Kinh Giới Tuệ (Nụ hoa kinh giới)
  • Cao Kim Ngân Hoa
  • Hoắc Hương
  • Cao Mật Lợn
  • Cao Tạo Giác Thích (Gai bồ kết)
  • ImmuneGamma®

Công Dụng

  • Hỗ trợ tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm nguy cơ dị ứng, hỗ trợ chống viêm, làm loãng và tăng bài xuất nhầy, hỗ trợ giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh: Tắc mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh, vàng

Thuốc viêm mũi dị ứng Cẩm thảo dịch giao tán

Cẩm thảo dịch giao tán
Cẩm thảo dịch giao tán

Thành Phần

Chai xịt Thông Khiếu Dịch Xoang Tán: Dịch cây giao, Ngũ sắc, Thương nhĩ tử, Bối mẫu, Đại hoàng, Thanh thiên quỳ, Bạch chỉ và một số thảo dược khác.

Hộp uống Cẩm Thảo Dịch Giao Tán: Cao khô Tân di, Cao khô bạch chỉ, Cao khô thương nhĩ tử, Cao khô bạc hà, Cao khô hoàng kỳ,…và các phụ liệu khác.

Công Dụng

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm mũi, viêm mũi dị ứng, chữa viêm xoang (cấp tính, mãn tính thể nặng, lâu năm, tái phát…)
  • Tiêu viêm, thông mũi, giảm tình trạng ngạt mũi, ngứa mũi, điếc mũi, nhức mũi, đau đầu.
  • Diệt khuẩn, diệt nấm, đào thải nhanh dịch mủ gây viêm.
  • Kích thích niêm mạc tăng xuất tiết, giúp khôi phục nhanh cơ chế sinh học tự nhiên của niêm mạc mũi…
  • Giúp làm giảm triệu chứng của viêm đường hô hấp trên
  • Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Hạn chế tiếp xúc với bụi
Hạn chế tiếp xúc với bụi
  • Cần vệ sinh định kỳ các chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt).
  • Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.
  • Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
  • Không ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân mình (tôm, cua, ốc…).
  • Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường). Vì vậy, cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường. Việc xịt rửa mũi sau khi đi ngoài đường về mỗi ngày cũng sẽ mang lại hiệu quả do dung dịch xịt mũi giúp làm sạch các bụi bẩn bám trong mũi và giữ độ ẩm sạch cho niêm mạc mũi.
  • Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những người có cơ địa dị ứng thì cần giữ ấm cơ thể như: mặc nhiều lớp áo, quàng khăn giữ ấm cổ, đi tất len…