Top Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Nhất [ Full 2020 ] Đã Kiểm Chứng

Thuốc trị viêm mũi dị ứng tốt nhất hiện nay, tổng hợp các loại được sử dụng nhiều nhất được khuyên dùng bởi các chuyên gia giúp bạn nhanh khỏi bệnh

Viêm mũi dị ứng là gì ?

thuốc trị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng, còn được gọi là sốt cỏ khô, là một loại viêm trong mũi xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng trong không khí. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, đỏ, ngứa và chảy nước mắt và sưng quanh mắt. Chất lỏng chảy từ mũi thường là trong.

Triệu chứng khởi phát thường trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc và chúng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng làm việc và khả năng tập trung ở trường. Những người có triệu chứng là do phấn hoa thường phát triển các triệu chứng trong những thời điểm cụ thể trong năm. Nhiều người bị viêm mũi dị ứng cũng bị hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng hoặc viêm da dị ứng.

Đặc điểm của viêm mũi dị ứng

thuốc trị viêm mũi dị ứng
Đỏ mắt

Viêm mũi dị ứng được chia làm hai loại, loại có chu kỳ và loại không có chu kỳ.

Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ đa phần xảy ra vào đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng, nóng ẩm, tỷ lệ mắc bệnh tùy thuộc vào thời tiết. Ngoài ra, cách điều trị viêm mũi dị ứng còn tùy thuộc mức độ bệnh và tiến triển thành mãn tính hay chưa. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như sau:

  • Thấy cay cay trong mũi, ngứa mũi, dẫn đến hắt hơi liên tục.
  • Cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt.
  • Chảy nhiều nước mũi trong suốt giống như nước lã.
  • Vùng vòm hầu họng có cảm giác ngứa.
  • Những cơn hắt hơi chảy nước mũi xuất hiện nhiều hơn vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, đến tối lại dịu đi.
  • Nếu không được chữa trị, triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Đối với viêm mũi dị ứng không có chu kỳ, biểu hiện cũng giống như loại có chu kỳ. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc vào thời tiết. Cơn viêm mũi không xảy ra đột ngột, mà chỉ có dấu hiệu hắt hơi vài cái, nhưng tình trạng nghẹt mũi thường tăng dần và kéo dài hơn trong khoảng thời gian giữa hai cơn liên tiếp.

Nên làm gì để phòng chống bệnh

thuốc trị viêm mũi dị ứng
Vệ sinh răng miệng hàng ngày
  • Không nên nuôi chó, mèo trong nhà vì rất có thể lông thú vật là tác nhân gây dị ứng. Nếu không thể không nuôi thì nên hạn chế tiếp xúc đến chúng ở mức tối đa.
  • Định kỳ thay giặt chăn, ga, gối, nệm, kể cả vải bọc ghế, bọc nệm, nhằm hạn chế sự tồn tại và tạo điều kiện sinh trưởng cho một số ký sinh trùng.
  • Vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, tránh để xảy ra ẩm ướt, không cho nấm mốc phát triển.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày ít nhất 2 lần, nhất là đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, nếu có thể, nên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Cai thuốc lá, thuốc lào
  • Không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc đã xác định là từng gây dị ứng cho bản thân (ví dụ như hải sản).
  • Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn (bụi trong nhà và bụi ngoài đường): Đeo khẩu trang khi quét dọn nhà cửa và lúc ra đường.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng bằng tây y tốt nhất

Azelastine

thuốc trị viêm mũi dị ứng
Azelastine

Azelastine được sử dụng để làm giảm các triệu chứng ở mũi như sổ mũi / ngứa / nghẹt mũi, hắt hơi, trị viêm xoang và viêm mũi do dị ứng theo mùa và các bệnh dị ứng khác. Azelastine thuộc nhóm thuốc kháng histamin. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các chất tự nhiên trong cơ thể được gọi là histamin – các chất gây ra các triệu chứng dị ứng.

Tác dụng phụ:

  • Cảm thấy đắng trong miệng;
  • Đau đầu;
  • Buồn ngủ hoặc chóng mặt;
  • Khô miệng, đau họng;
  • Có vết loét hoặc cảm giác nóng trong mũi;
  • Tăng cân;
  • Buồn nôn;
  • Chảy máu mũi;
  • Ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng;
  • Mắt đỏ.

Acrivastine

thuốc trị viêm mũi dị ứng
Acrivastine

Acrivastine là thuốc kháng histamine thế hệ 2. Thuốc được sử dụng để điều trị các chứng dị ứng ở mũi như viêm mũi dị ứng, hay dị ứng phấn hoa. Thuốc cũng được dùng để làm giảm các triệu chứng như ngứa da không rõ nguyên nhân (mề đay mãn tính vô căn).

Tác Dụng Phụ:

Một số tác dụng phụ bạn có thể có: an thần bao gồm buồn ngủ nhẹ dẫn đến ngủ sâu, mệt mỏi, chóng mặt, mất sự phối hợp. Nhức đầu, suy giảm thần kinh vận động và các hiệu ứng đối kháng thụ thể muscarinic. Các phản ứng hiếm xảy ra: phát ban và phản ứng quá mẫn; rối loạn máu, co giật, đổ mồ hôi, đau cơ, phản ứng ngoại tháp, run, rối loạn, ù tai, hạ huyết áp, rụng tóc.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Beclomethasone 

thuốc trị viêm mũi dị ứng
Beclomethasone

Beclomethasone được sử dụng để ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng thở khò khè và khó thở gây ra bởi bệnh hen suyễn. Beclomethasone thuộc nhóm thuốc corticosteroid, thuốc này tác động trực tiếp đến phổi giúp thở dễ dàng hơn bằng cách giảm kích ứng và sưng đường hô hấp.

Thuốc này cũng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh phổi như viêm phế quản và khí phế thũng.

Tác dụng phụ

  • Có triệu chứng kích ứng mũi họng nhẹ sau khi sử dụng thuốc xịt mũi beclomethasone trong 24% bệnh nhân được điều trị, bao gồm cả hắt hơi
  • Các trường hợp hiếm gây loét niêm mạc mũi và các trường hợp mũi bị thủng đã được báo cáo.
  • Các báo cáo về tình trạng khô và kích ứng mũi và cổ họng và khó chịu với hương vị và mùi đã được ghi nhận. Có những báo cáo hiếm hoi về tình trạng mất vị giác và khướu giác.
  • Ít trường hợp gây thở khò khè, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp đã được báo cáo sau khi sử dụng beclomethasone dipropionate.
  • Các trường hợp hiếm gây phản ứng quá mẫn cảm bao gồm cả sốc phản vệ, nổi mày đay, phù mạch, phát ban và co thắt phế quản, đã được báo cáo sau khi hít beclomethasone dipropionate bằng đường miệng và mũi.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng bằng đông y

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Esha

Esha
Esha

Thành Phần

  • Phòng Phong
  • Tân di hoa
  • Bạch truật
  • Bạc hà
  • Kim ngân hoa
  • Bạch chỉ
  • Thương nhĩ tử
  • Hoàng kỳ

Công Dụng

  • Hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng , viêm xoang
  • Thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể
  • Kháng viêm, tiêu đàm, chống nghẹt mũi
  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Cẩm thảo dịch giao tán

Cẩm Thảo dịch giao tán
Cẩm Thảo dịch giao tán

Công Dụng

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang (cấp tính, mãn tính thể nặng, lâu năm, tái phát…)
  • Tiêu viêm, thông mũi, giảm tình trạng ngạt mũi, ngứa mũi, điếc mũi, nhức mũi, đau đầu.
  • Diệt khuẩn, diệt nấm, đào thải nhanh dịch mủ gây viêm.
  • Kích thích niêm mạc tăng xuất tiết, giúp khôi phục nhanh cơ chế sinh học tự nhiên của niêm mạc mũi…

Thành Phần

  • Chai xịt Thông Khiếu Dịch Xoang Tán: Dịch cây giao, Ngũ sắc, Thương nhĩ tử, Bối mẫu, Đại hoàng, Thanh thiên quỳ, Bạch chỉ và một số thảo dược khác.
  • Hộp uống Cẩm Thảo Dịch Giao Tán: Cao khô Tân di, Cao khô bạch chỉ, Cao khô thương nhĩ tử, Cao khô bạc hà, Cao khô hoàng kỳ,…và các phụ liệu khác.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Thông xoang tán

Thông xoang tán
Thông xoang tán

Thành Phần

  • Bạch chỉ
  • Tân di
  • Cảo bản
  • Phòng phong
  • Tế tân
  • Thăng ma
  • Xuyên khung
  • Cam thảo
  • Tá dược (Tinh bột, Magnesi stearat, talc): Vừa đủ 1 viên

Công Dụng

  • Điều trị viêm mũi, viêm xoang mạn tính và ngăn ngừa tái phát
  • Dùng cho bệnh nhân bị viêm xoang cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng có các biểu hiện như đau nhức ê ẩm vùng đầu, trán hoặc vùng mặt
  • Ngạt, tắc mũi, chảy nước mũi lúc đầu dịch loãng sau đặc và có màu vàng hoặc xanh
  • Ho từng cơn và khạc nhổ ra đờm có màu
  • Dùng cho người đang điều trị viêm mũi dị ứng do thời tiết thay đổi

Lời khuyên khi bị viêm mũi dị ứng

Thăm khám bệnh
Thăm khám bệnh

Bệnh viêm mũi dị ứng mang lại rất nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh do đó nếu không muốn công việc ảnh hưởng, sinh hoạt bị đảo lộn, giao tiếp và các mỗi quan hệ xã hội bị gián đoạn thì bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng trung ương để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.