Trĩ Nội Là Gì? Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Chữa Full 2020 [A-Z]

Trĩ nội là bệnh lý không còn xa lạ đối với nhiều người hiện nay. Nguyên nhân do đâu cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây để tìm ra cách chữa phù hợp nhé.

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là tình trạng phình giãn quá mức của các tĩnh mạch nằm ở lớp lót bên trong trực tràng. Do ít gây đau ở giai đoạn nhẹ nên trĩ nội rất khó phát hiện cho đến khi búi trĩ sưng to và gây chảy máu khi đi tiêu.

trĩ nội

Bệnh trĩ nội hình thành trên đường lược nằm trong ống hậu môn

Đôi khi trĩ nội tăng sinh hoặc nhô ra ngoài hậu môn. Bạn có thể thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ như những miếng đệm ẩm có màu hồng đậm. Lúc này bệnh gây đau hậu môn, cảm giác đau tăng lên rõ rệt mỗi khi đi cầu.

Búi trĩ nhỏ có thể tự chui vào trong trực tràng hoặc dùng tay đẩy lên được. Tuy nhiên một số trường hợp bị nặng búi trĩ nội nằm thường trực bên ngoài hậu môn gây đau dữ dội và khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội và dấu hiệu nhận biết

Trĩ nội được chia làm 4 cấp độ và được đánh giá dựa trên tình trạng sa búi trĩ ở người bệnh:

  • Trĩ nội độ 1: Búi trĩ nhỏ, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ to hơn, sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện nhưng sau đó tự co lại
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ ngày càng phát triển và không thể tự co lại mà người bệnh phải tự đẩy vào trong
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ đã quá to và sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn, không thể nào đẩy vào lại được nữa

Đôi khi trĩ nội tăng sinh hoặc nhô ra ngoài hậu môn. Bạn có thể thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ như những miếng đệm ẩm có màu hồng đậm. Lúc này bệnh gây đau hậu môn, cảm giác đau tăng lên rõ rệt mỗi khi đi cầu.

Khi bệnh đã phát triển đến độ 3, độ 4, búi trĩ nội nằm thường trực bên ngoài hậu môn gây đau dữ dội và khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ nội

trĩ nội

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân gây ra trĩ nội mà người bệnh cần đề phòng.

Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên và gây trĩ nội.

Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng. Từ đó, hình thành nên búi trĩ nội.

Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, ho nhiều, lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ nội xuất hiện.

Tư thế đứng: tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may…. Cao hơn nhiều lần so với người bình thường.

U bướu hậu môn trực tràng: gây ra chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ nội.

Triệu chứng điển hình bệnh trĩ nội

Việc chẩn đoán và các định triệu chứng bệnh trĩ nội giúp người bệnh chủ động điều trị và phòng ngừa những biến chứng do bệnh gây ra. Khi có những dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp:

Chảy máu

Chảy máu

Là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất đối với bệnh nhân trĩ nội. Lúc đầu hiện tượng chảy máu rất kín đáo, bệnh nhân chỉ thấy dấu hiệu khi chùi vệ sinh sau đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn.

Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục. Đây là triệu chứng chắc chắn có đối với bệnh nhân bị trĩ nội.

Sa búi trĩ

Sa búi trĩ

Thường xảy ra sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó có thể tự tụt vào được.

Càng về sau khối lồi thịt to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng sa búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Đây là dấu hiệu xác định trĩ nội độ 1.

Các triệu chứng khác

Đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn….. Thông thường trĩ nội không gây đau. Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa, khó chịu.

Nếu có những biểu hiện này mà người bệnh không chủ động đi khám và điều trị bệnh sẽ tiến triển thành trĩ nội độ 2, độ 3…

Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm

Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen có thể giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau do trĩ gây ra. Ngoài ra, một số người còn thêm chút giấm táo vào trong nước tắm để tận dụng đặc tính chống viêm tự nhiên của nó.

Thoa dầu dừa vào hậu môn

Thoa dầu dừa vào hậu môn

Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, các hoạt chất chống oxy hóa ( phenol, phytosterol ) và một số loại axit béo có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm ngứa ở hậu môn khi bị trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà bằng dầu dừa ai cũng thực hiện được
Bạn hãy lấy dầu dừa thoa vào búi trĩ, để 5-10 phút rồi rửa sạch lại. Lặp lại việc làm này 2-3 lần mỗi ngày.

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh

Áp một túi đá lạnh vào búi trĩ trong khoảng 15 phút có thể giúp tạm thời giảm đau và sưng. Thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ nội này vài lần trong ngày mỗi khi bạn cảm thấy khó chịu.

Nha đam

Nha đam

Các hoạt chất trong nha đam được cho là có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và sưng do bệnh trĩ. Bạn có thể lấy gel nha đam thoa vào búi trĩ hoặc nấu nước uống để chống táo bón, giúp dễ dàng đi cầu hơn.

Thay đổi lối sống

Việc thay đổi một số thói quen nhất định trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ nội. Khi mắc căn bệnh này bạn cần lưu ý:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Chất lỏng sẽ giúp làm mềm phân, tránh được tình trạng đau khi đi cầu.
  • Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ, tránh táo bón
  • Mặc quần rộng rãi, thoáng khí, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để không gây cọ sát, kích ứng búi trĩ.
  • Đi ngoài ngay khi có nhu cầu. Tránh rặn quá mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Sau khi đi ngoài xong nên lau bằng khăn ẩm không chứa cồn và chất tạo mùi rồi rửa sạch bằng nước ấm.
  • Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng như ngồi xổm, mang vác vật nặng, tập đẩy tạ…
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chống ứ trệ khí huyết, ngăn chặn bệnh trĩ nội phát triển nặng hơn.

Cách chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc

trĩ nội

Các thuốc tân dược được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ nội chủ yếu nhằm mục đích giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc uống hoặc các thuốc trị bệnh trĩ tại chỗ dạng đặt, bôi.

Thuốc giảm đau, kháng viêm đường uống

Được chỉ định phổ biến là Acetaminophen, Aspirin hay Ibuprofen. Mặc dù có tác dụng giảm đau nhanh nhưng việc sử dụng chúng trong dài hạn không được khuyến cáo vì các thuốc trên có thể gây loãng máu, tổn thương gan, thận, dạ dày.

Thuốc điều trị tại chỗ

Bao gồm các loại thuốc đặt ( Avenoc, Witch Hazel, Proctolog…), thuốc bôi hậu môn ( Zinc oxide, Cotripro, Titanoreine…). Ngoài tác dụng giảm đau, kháng viêm thì một số thuốc còn được bổ sung chất giảm ngứa, làm bền thành mạch, thu nhỏ búi trĩ.

Thuốc làm mềm phân

Được chỉ định cho những trường hợp bị trĩ nội do táo bón kéo dài. Chúng giúp giữ nước trong ruột khiến phân trở nên mềm và di chuyển nhanh hơn. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng đau và chảy máu khi đi cầu. Hãy trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc và liều dùng thích hợp nhất.

Chữa bệnh trĩ nội bằng phương pháp hiện đại

Phương Pháp quang đông hồng ngoại

Phương Pháp quang đông hồng ngoại

Thủ thuật này sử dụng tia hồng ngoại và quang đông để làm nóng và tạo xơ sẹo ở mô trĩ. Qua đó làm giảm lượng máu lưu thông vào búi trĩ khiến nó bị thu nhỏ lại.

Phương pháp này ít gây đau và không làm chảy máu nhưng chỉ thích hợp cho người bị trĩ nội độ 1, 2 và có chi phí điều trị khá cao.

Phương pháp thắt vòng cao su chữa bệnh trĩ nội

Phương pháp thắt vòng cao su

Thắt vòng cao su được chỉ định cho người bị trĩ nội độ 2, 3 sau khi điều trị bằng các phương pháp nội khoa mà không có kết quả.

Với phương pháp này, búi trĩ sẽ được thắt chặt bằng một chiếc vòng cao su nên không còn được tiếp tục cung cấp máu. Do vậy, kích thước của nó sẽ giảm dần, bị hoại tử và rụng đi sau đó khoảng 1 tuần.

Đối với những người có số lượng búi trĩ nhiều thì thủ thuật này sẽ được tiến hành làm nhiều đợt do mỗi lần thực hiện chỉ thắt được 1 – 2 búi trĩ.

Dù được đánh giá là khá an toàn nhưng bạn cũng có thể gặp một số biến chứng khi thắt trĩ bằng vòng cao su như xuất huyết, nhiễm trùng.

Phương pháp phẫu thuật trĩ nội

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp được lựa chọn sau cùng khi những cách điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc bạn bị bệnh trĩ nội độ 3, độ 4 có nguy cơ bị tắc mạch, hoại tử trĩ hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

Ngày nay với sự tiến bộ của y học, bạn có thể được tiếp cận với nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại như Longo, HCPT, PPH. Chúng đều có những ưu nhược điểm riêng và chi phí thực hiện cũng khác nhau.

Tuy nhiên, đặc điểm chung của các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ là đều gây nên đau đớn vô cùng cho người bệnh. Ngoài ra, nó còn dễ để lại biến chứng trong thời gian hậu phẫu như hẹp hậu môn, xuất huyết hậu môn, rối loạn chứng năng hậu môn,…

Vậy nên, đây chỉ nên là giải pháp cuối cùng mà người bệnh nên nghĩ tới.

Trên đây là một số kiến thức về bệnh trĩ nội và các phương pháp điều trị bệnh hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh đã hiểu hơn được phần nào về tình trạng bệnh của mình. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh!