Viêm Mũi Xoang Là Gì? Biến Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả [2020]

Viêm mũi xoang là gì? Nguyên nhân và triệu chứng và cách điều trị cụ thể hiệu quả tốt nhất hiện nay giúp chấm dứt bệnh không gây tái phát. Tìm hiểu ngay!

Viêm mũi xoang là gì?

viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang

Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi – đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.

Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xung quanh hốc mũi và thông với hốc mũi. Ở người trưởng thành, có 5 đôi xoang được chia làm 2 nhóm.

Nhóm xoang trước gồm có: xoang sàng trước, viêm xoang trán, viêm xoang hàm, các xoang này được dẫn lưu qua khe giữa của hốc mũi. Xoang bị viêm sớm nhất, ngay từ lúc mới sinh là xoang sàng. Xoang hàm thường bị viêm từ lúc 4 – 5 tuổi.

Các xoang khác thường bị viêm muộn hơn. Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, điều kiện ăn ở, nơi làm việc, hoá chất độc hại, khói, bụi, nghề nghiệp… là những yếu tố nguy cơ dễ gây viêm xoang.

Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:

  • Viêm xoang hàm.
  • Viêm xoang sàng.
  • Viêm xoang trán.
  • Viêm xoang bướm.
  • Viêm nhiều xoang một lúc.

Nguyên nhân viêm mũi xoang

viêm mũi xoang
Sức đề kháng kém

Bệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh đặc biệt là trong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm xoang thì rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng quát lại một số cái chung nhất như sau:

  • Do môi trường xấu : Khi không khí bị ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Những môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi sau đó trở thành viêm xoang…
  • Do cơ địa dị ứng: Dị ứng hóa chất, thức ăn biển chất kéo dài làm niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang, xonag bị bít tắc gây nhiễm trùng và viêm xoang.
  • Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
  • Vệ sinh kém : Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.
  • Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.

Triệu chứng viêm mũi xoang

viêm mũi xoang
Nghẹt mũi

Đau nhức: Vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:

  • Xoang hàm: nhức vùng má.
  • Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
  • Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
  • Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

Chảy mũi:

  • Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.
  • Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.
  • Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.
  • Viêm các xoang sau, chảy vào họng.

Nghẹt mũi:

  • Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.

Điếc mũi:

  • Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
  • Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
  • Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.

Biến chứng viêm mũi xoang

Biến chứng viêm mũi xoang ở mắt

viêm mũi xoang
Áp xe mi mắt
  • Viêm ổ mắt: Ổ mắt ở gần xoang và chỉ ngăn cách bằng lớp xương mỏng, nên người bệnh khi bị viêm xoang thì rất dễ ảnh hưởng tới mắt. Viêm ổ mắt (khi là một biến chứng của viêm xoang) thường xuất hiện đột ngột. Người bệnh thường gặp các triệu chứng viêm xoang quen thuộc như sổ mũi, ngạt mũi, nhức đầu, sau đó thấy mi mắt bị sưng, nhãn cầu lồi ra phía ngoài và bị đau mắt. Các triệu chứng sẽ hết khi người bệnh tuân thủ điều trị nội khoa.
  • Áp xe mi mắt: Áp xe là một bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể. Áp xe mi mắt là một biến chứng nguy hiểm của viêm xoang. Mi mắt bị áp xe sẽ sưng to, nóng đỏ và đau. Túi mủ ở mi mắt vỡ ra sau khoảng 4, 5 ngày.
  • Viêm túi lệ: Viêm xoang có thể dẫn đến hình thành ổ áp xe viêm túi lệ mãn tính.
  • Viêm tấy ổ mắt: Ở tổ chức mỡ trong ổ mắt bị viêm xuất hiện mủ, gây đau nhói. Mắt bệnh nhân bị sưng, không chuyển động được. Tình trạng sưng viêm lan cả lên thái dương.
  • Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu: Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu. Khi viêm xoang cấp tính, thị lực giảm rất nhanh nhưng sẽ tự hồi phục sau vài tuần. Nếu bị viêm xoang mạn tính, người bệnh nhìn mọi vật sẽ mờ như có màn sương giăng trước mắt. Người bệnh nhạy cảm với ánh sáng, khó phân biệt rõ màu sắc. Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu thường do viêm xoang sàng hoặc viêm xoang bướm.

Biến chứng viêm mũi xoang ở sọ não

Viêm màng não
Viêm màng não
  • Nhiễm trùng não: Viêm xoang nếu không được điều trị sẽ viêm nhiễm lan tỏa đến não hoặc các mô xung quanh não. Nếu nhiễm trùng lây lan đến các mô của não, người bệnh có nguy cơ bị co giật, tổn thương não hoặc thậm chí tử vong.
  • Viêm màng não: Viêm màng não do vi khuẩn, thậm chí áp xe não sẽ gây mất thính giác, đột quỵ, khiến não bị tổn thương vĩnh viễn hoặc dẫn đến tử vong.
  • Áp xe não: Hãy đi bệnh viện ngay lập tức nếu bạn:

Có dấu hiệu viêm màng não (đau đầu, sốt, buồn nôn, cổ căng, cứng đờ)

Đột nhiên tâm tính thay đổi (tình trạng tâm thần có chuyển biến khác thường)

Một phần cơ thể đột ngột bị mất chức năng

Biến chứng viêm mũi xoang ở tai

Dịch mủ tai
Dịch mủ tai

Khoang mũi thông với tai nên khi bị viêm mũi, dịch mủ có khả năng lan tới tai. Thường thì bệnh nhân viêm xoang sẽ gặp biến chứng viêm tai giữa, nhất là ở trẻ em (ống vòi tai của trẻ em còn ngắn, nằm ngang nên dịch mủ dễ chảy vào). Viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời dễ gây điếc vì dịch mủ tạo áp lực làm thủng màng nhĩ.

Biến chứng viêm mũi xoang ở mạch máu

Biến chứng mạch máu
Biến chứng mạch máu

Viêm xoang cũng ảnh hưởng đến các mạch máu, cụ thể là gây viêm tắc. Tùy vào vị trí viêm tắc của mạch máu mà có những ảnh hưởng và biểu hiện khác nhau:

Nếu mạch máu ở xương trán, xương sọ bị viêm tắc: có khả năng lan ra các xương xung quanh như xương đỉnh, xương thái dương. Người bệnh thấy đau nhức và sưng tấy vùng xương trán, hình thành áp xe ở mũi.
Khi viêm tắc tĩnh mạch hang, bệnh diễn tiến rất đột ngột. Bệnh nhân gặp các triệu chứng như sốt cao, rét run, nhức đầu, cổ gáy cứng đờ. Nhãn cầu bị lồi, không còn chuyển động linh hoạt nên khả năng nhìn bị hạn chế.

Biến chứng viêm mũi xoang ở xương

Biến chứng về xương
Biến chứng về xương

Viêm tủy xương là biến chứng ở xương do viêm xoang thường gặp. Cả viêm xoang cấp tính tái phát và nhiễm trùng xoang mạn tính ở trên đầu đều có thể lan đến vùng xương xung quanh xoang. Các vi khuẩn theo đường mạch máu, khiến nhiễm trùng lan đến não hoặc các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả xương. Xương bị nhiễm trùng rất khó chữa và tiêm tĩnh mạch trong thời gian dài là cách điều trị thông thường.

Cách điều trị viêm mũi xoang hiệu quả thuốc đông y và tây y

Xoang Bách Phục

Xoang Bách Phục
Xoang Bách Phục

Công dụng

  • Xoang bách phụ với các thành phần tự nhiên giúp làm loãng và tăng bài xuất nhầy
  • Hỗ trợ ngăn ngừa viêm xoang, viêm mũi dị ứng trên cơ địa dị ứng.
  • Hỗ trợ giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong viêm xoang.
  • Hỗ trợ tăng cường miễn dịch,
  • Chữa viêm xoang hiệu quả
  • Giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng: tắc mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh, vàn,…

Thành phần

  • Cao Kinh Giới Tuệ (nụ hoa kinh giới)
  • Cao Kim Ngân Hoa
  • Hoắc Hương
  • Cao Mật Lợn
  • Cao Tạo Giác Thích (gai bồ kết)
  • ImmuneGamma®

Thông Xoang Tán

Thông Xoang Tán
Thông Xoang Tán

Thành phần

  • Bạch chỉ: 300mg
  • Tân di: 200mg
  • Cảo bản: 200mg
  • Phòng phong: 200mg
  • Tế tân: 200mg
  • Thăng ma: 200mg
  • Xuyên khung: 100mg
  • Cam thảo: 100mg
  • Tá dược (Tinh bột, Magnesi stearat, talc): Vừa đủ 1 viên

Tác dụng:

Giúp thông mũi, thông xoang, làm hết các triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang: đau nhức, chảy nước mũi, nghẹt mũi.

Chỉ định:

  • Điều trị viêm mũi, viêm xoang mạn tính và ngăn ngừa tái phát.
  • Dùng cho bệnh nhân bị viêm xoang cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng có các biểu hiện:
  • Đau nhức ê ẩm vùng đầu, trán, hoặc vùng mặt.
  • Ngạt, tắc mũi, chảy nước mũi lúc đầu dịch loãng sau đặc và có màu vàng hoặc xanh.
  • Ho từng cơn và khạc nhổ ra đờm có màu.
  • Dùng cho người đang điều trị viêm mũi dị ứng do thời tiết thay đổi.

Esha

Esha
Esha

Thành phần

  • Thương nhĩ tử:500 mg
  • Hoàng kỳ: 620mg
  • Phòng Phong: 250mg
  • Tân di hoa: 350mg
  • Bạch truật.:350mg
  • Bạc hà:120mg
  • Kim ngân hoa:250mg
  • Bạch chỉ: 320mg

Công dụng

  • Hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng , viêm xoang
  • Thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể
  • Kháng viêm, tiêu đàm, chống nghẹt mũi
  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Cách sử dụng

  • Người trên 18 tuổi: Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 2 viên
  • Trẻ em từ 5 tuổi trở lên: Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 1 viên

Cẩm thảo dịch giao tán

Cẩm thảo dịch giao tán
Cẩm thảo dịch giao tán

Công dụng

  • Không còn tình trạng nước mũi xanh, vàng, hôi
  • Không còn tình trạng nghẹt mũi một bên, hai bên như trước
  • Mũi của bạn dần cảm nhận được mùi nếu bệnh viêm xoang mãn tính gây điếc mũi
  • Chấm dứt tình trạng mệt mỏi buồn ngủ, bạn sẽ tập trung làm việc tốt hơn
  • Tình trạng đau nhức mắt, đau nửa đầu sẽ không còn nữa.

Thành phần

  • Chai xịt Thông Khiếu Dịch Xoang Tán: Dịch cây giao, Ngũ sắc, Thương nhĩ tử, Bối mẫu, Đại hoàng, Thanh thiên quỳ, Bạch chỉ và một số thảo dược khác.
  • Hộp uống Cẩm Thảo Dịch Giao Tán: Cao khô Tân di, Cao khô bạch chỉ, Cao khô thương nhĩ tử, Cao khô bạc hà, Cao khô hoàng kỳ,…và các phụ liệu khác.

Hyra Xoan

Hyra Xoan
Hyra Xoan

Thành phân:

  • Quế chi
  • Ngũ vị tử
  • Bạch thược
  • Cam thảo
  • Hoàng bá
  • Sinh khương
  • Cát cánh
  • Kẻ đầu ngựa
  • Bạch chỉ
  • Tân di
  • Tinh bột sắn..

Công dụng

  • Giảm ngạt mũi, nhức các vùng trên mặt, trán
  • Hết dị ứng trên những người có cơ địa dị ứng, thông mũi xoang khiến mũi dễ thở hơn
  • Phục hồi niêm mặc xoang do viêm xoang mãn tính lâu năm, từ đó ngăn ngừa hiện tượng polyp mũi, xơ hóa niêm mạc
  • Phòng ngừa hiệu quả biến chứng viêm xoang như viêm tai giữa, viêm dây thần kinh thị giác, viêm xương, nhiễm trùng máu

Viêm mũi xoang không nên ăn gì?

Thức ăn cay, nóng
Thức ăn cay, nóng

Không nên uống sữa hoặc những chế phẩm bắt nguồn từ sữa

Tuy sữa là một loại thực phẩm, thức uống bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin D và canxi nhưng người bị viêm xoang thì tuyệt đối không được dùng vì sẽ khiến mũi tích tụ nhiều dịch nhầy, mủ, khiến bệnh trở nặng hơn.

Thức ăn cay, nóng

Thực phẩm cay nóng nếu sử dụng nhiều thì kể cả người không bị bệnh cũng sẽ không tốt. Đặc biệt là với những người bị bệnh xoang, viêm mũi vì các hoạt chất trong các loại thực phẩm này có tính kích thích rất cao khiến viêm nhiễm tràn vào niêm mạc xoang và các hốc xoang. Lượng dịch mủ không được tiết ra ngoài, ứ đọng lại tại các hốc xoang cũng khiến tình trạng viêm nhiễm ngày một nặng hơn.

Thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ

Những loại thực phẩm được chiên xào nhiều dầu mỡ và đồ nướng mang lại rất nhiều tác hại cho những người bị bệnh xoang. Các hoạt chất có trong các loại thực phẩm này sẽ kích thích niêm mạc xoang tiết ra dịch nhầy gây ứ đọng và tắc nghẽn đường thở.

Chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn…đều không tốt cho sức khỏe của bất cứ ai đặc biệt là người bị xoang, viêm mũi. Những chất này sẽ làm ức chế hệ thần kinh và kích thích các tác nhân gây hại như các loại vi khuẩn, virus phát triển và lây lan sang các vùng khác, tạo ra những biến chứng nguy hiểm.