Viêm Mũi Là Gì, Có Lây Không: Nguyên Nhân, Cách Chữa [ 2020 ] Từ A-Z

Viêm mũi là tình trạng viêm niêm mạc mũi do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Đem lại nhiều hậu quả khôn lường nếu bạn không điều trị kịp thời.

Viêm mũi là gì?

Viêm mũi
Viêm mũi

Viêm mũi, tiếng thông dụng là sổ mũi, là kích thích và viêm màng nhầy bên trong mũi. Các triệu chứng thông thường là nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và có đờm trong họng.

Viêm này là do vi rút, vi khuẩn, chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Các loại viêm mũi thông thường nhất là viêm mũi dị ứng, mà thường gây ra bởi các chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa và lông gia súc. Viêm mũi dị ứng có thể gây ra các triệu chứng khác, như hắt hơi và ngứa mũi, ho, nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu và suy giảm nhận thức Các chất gây dị ứng cũng có thể ảnh hưởng đến mắt, gây ra chảy nước mắt, đỏ hoặc ngứa mắt và sưng xung quanh mắt. Viêm tạo ra một lượng lớn chất nhầy, thường gây ra sổ mũi, cũng như nghẹt mũi và chảy nước mũi.

Viêm mũi là rất phổ biến. Ở một số quốc gia, viêm mũi dị ứng phổ biến hơn những nước khác; Ở Hoa Kỳ, khoảng 10% -30%

Nguyên nhân viêm mũi

Viêm mũi
Virut

Đại đa số các trường hợp viêm mũi cấp do nhiễm trùng là do nhiễm virus. Có rất nhiều loại virus ( trên 100 nhóm) có thể gây viêm mũi như nhóm coronavirus, nhóm adenovirus hay là do nhóm virus cúm, nhưng phổ biến hơn cả là nhóm rhinovirus. Các trường hợp viêm mũi do nhiễm virus thường lành tính.

Tuy nhiên nếu bị bội nhiễm thêm vi khuẩn thì tình hình sẽ khác, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị thêm kháng sinh nếu không bệnh có thể chuyển thành nhiễm trùng nặng hoặc diễn tiến thành viêm mạn.

Các vi khuẩn thường gây viêm mũi gồm có: Hemophillus Influenzae, phế cầu, tụ cầu … nhưng nguy hiểm nhất trong đó là các liên cầu nhóm A (Streptococus pyogenes) vì nó có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp, Osler (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn).

Một số ít trường hợp có thể bắt gặp viêm họng do nấm (ví dụ: Candida)

viêm mũi cấp do nhiễm trùng rất dễ lây lan vì các tác nhân gây bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bột nhỏ li ti bắn ra không khí khi bệnh nhân hắt hơi, sổ mũi, ho hoặc nói chuyện và người xung quanh vô tình hít phải thì sẽ có nguy cơ mắc viêm mũi cấp. Bạn cũng có thể bị lây virus hoặc vi khuẩn bằng cách chạm vào các vật thể bị nhiễm, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình. Virus hoặc vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng ở bất cứ đâu, nhất là những nơi công cộng như văn phòng, lớp học hoặc nhà trẻ, lớp tập thể hình, trên xe buýt….

Triệu chứng viêm mũi

Thể lâm sàng

Viêm mũi
Hắt xì, sổ mũi

Viêm mũi cấp do cúm: Biểu hiện toàn thân nặng hơn, triệu chứng đột ngột, sốt cao, có thể, có rét, đau mình mẩy, lây truyền nhanh có thể thành dịch…

Viêm mũi do sởi: Viêm mũi là dấu hiệu đầu tiên của sởi, chảy mũi lẫn máu kéo dài, mắt và hệ thống lệ đạo cũng bị viêm, chảy nước mắt mi mắt phù nề, màng tiếp hợp đỏ, tiếng nói khàn, ho nhiều đôi khi có khó thở nhẹ.

Viêm mũi bạch hầu: Có thể nguyên phát hoặc thứ phát, có giả mạc trắng ngà ở mũi và họng. Đầy đủ tính chất đặc trưng của giả mạc bạch hầu. Cần nhuộm soi tươi ngay hoặc lấy giả mạc cấy tìm trực khuẩn bạch hầu.

Viêm mũi do dị vật: Thường gặp tuổi nhà trẻ mẫu giáo, 2-6 tuổi bị mắc dị vật trong mũi lâu ngày không được phát hiện, lâm sàng ngạt mũi, chảy mũi rất thối, màu xanh, vàng có thể có lẫn máu…đôi khi có sốt, thường chỉ một bên mũi.

Viêm mũi lao: Có 2 thể: Lupus và viêm lóet niêm mạc mũi do lao. Triệu chứng vùng tiền đình, cuốn mũi dưới, niêm mạc vách ngăn có những nốt nhỏ màu hơi đỏ, dần dần có mủ rồi hoại tử, làm sẹo co dúm gây hẹp hốc mũi…chẩn đoán dựa vào sinh thiết.

Viêm mũi giang mai: Thường chỉ ở giai đoạn III. Lâm sàng sưng đau các xương vùng mũi, chảy mũi mủ, lóet hoại tử, sưng hạch vùng đầu mặt cổ, cuối cùng sập sống mũi hình yên ngựa…Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh và sinh thiết.

Triệu chứng lâm sàng viêm mũi mạn tính

Viêm mũi
Đau mũi, tắc mũi

Giai đoạn xung huyết đơn thuần: Ngạt mũi liên tục cả đêm lẫn ngày, xuất tiết ít, khám niêm mạc mũi cuốn mũi to, đỏ, đôi khi tím bầm đặt thuốc co mạch còn co hồi tốt.

Giai đoạn xuất tiết: Chảy mũi là dấu hiệu cơ bản, nhầy hoặc mủ, chảy hàng tháng, ngạt mũi thường xuyên, giảm hoặc mất khứu giác. Niêm mạc mũi phù nề nhợt nhạt, cuốn mũi nề mọng, đặt thuốc co mạch còn có tác dụng nhưng chậm và tái sưng nề nhanh. Sàn mũi và các khe có chất xuất tiết ứ đọng.

Giai đoạn quá phát: Là hậu quả của một quá trình quá sản niêm mạc cuốn dưới, tắc mũi liên tục, ngày càng tăng, đặt các loại thuốc co mạch không còn tác dụng, nói giọng mũi kín, thở miệng nên viêm họng mạn tính, giảm hoặc mất khứu giác, xuất tiết ít dần. Khám cuốn dưới quá phát gần sát vách ngăn, cứng sần sùi, màu xám nhạt, đôi khi phát triển phía đuôi cuốn, chỉ soi mũi sau mới thấy.

Viêm mũi có lây không?

Với những bệnh nhân có cơ địa dị ứng sẽ mắc phải bệnh khi tiếp xúc nhiều lần với những dị nguyên gây dị ứng có thể là thức ăn cũng như đồ hải sản, hay phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, các loại mĩ phẩm… Do đó cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện là khi biết tình trạng cơ thể của bản thân dị ứng với những chất nào thì nên tránh tiếp xúc. Vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ, khi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với khói và bụi

Với những điều trên như vậy có thể kết luận rằng bệnh viêm mũi dị ứng không lây vì có thể cùng tiếp xúc với một loại chất nhưng sẽ tùy vào cơ địa mỗi người, có người dị ứng, có người sẽ không dị ứng.

Cách chữa viêm mũi bằng phương pháp tự nhiên tại nhà

Chữa viêm mũi bằng cỏ ngũ sắc

Viêm mũi
Cỏ ngũ sắc

Cỏ ngũ sắc là một loại cỏ dại mọc nhiều ở các bờ ruộng, bãi cỏ,… còn được gọi với cái tên dân dã như hoa cứt lợn hay cỏ hôi. Tuy nhỏ bé nhưng công dụng của loài cây này không nhỏ chút nào. Cả thân, hoa và lá của nó đều chữa bệnh được.

Cỏ ngũ sắc với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu viêm, giúp mũi sạch nhầy và thông thoáng do trong cây này có chữa nhiều thành phần như geratocromen, cadinen, demetoxygeratocromen.

Cách thực hiện:

  • Trước khi thực hiện phương pháp này người bệnh cần rửa sạch mũi bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý
  • Rửa sạch cây cỏ ngũ sắc để ráo nước. Sau đó cho cỏ vào giã nát lọc lấy nước cốt.
  • Sử dụng bông gòn thấm nước cốt rồi nhét vào trong lỗ mũi một lúc sẽ có tác dụng ngay.

Điều trị viêm mũi bằng gừng

Viêm mũi
Gừng

Gừng tươi không chỉ là nguyên liệu thiết yếu trong gian bếp của mỗi gia đình mà còn là vị thuốc có công dụng chữa rất nhiều bệnh trong đó có viêm mũi dị ứng.

Cách thực hiện:

Thái gừng tươi thành lát mỏng rồi bỏ vào xay nhỏ. Bỏ gừng xay cùng một miếng quế vào cốc nước nóng, để cho ngấm sau đó vắt thêm chanh, mật ong là xong.

Mỗi ngày uống khoảng 3 cốc như trên

Công dụng của trà gừng rất tốt cho việc chữa bệnh viêm mũi dị ứng. Trong gừng có thành phần hoạt chất histamine tự nhiên giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau nhức mũi, chảy nước mũi, đau đầu và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Chữa viêm mũi bằng tỏi ngâm rượu

Viêm mũi
Tỏi ngâm rượu

Giống như củ gừng, tỏi vừa là một loại gia vị vừa là một vị thuốc quý. Trong tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên giúp người viêm mũi kháng khuẩn, kháng viêm. Tỏi cũng có thể dùng để điều trị các bệnh đường hô hấp khác như viêm xoang, viêm họng.

Cách thực hiện:

  • Ngâm tỏi đã bóc vỏ trong rượu trắng qua thời gian khoảng 15 ngày khi rượu chuyển sang màu vàng là sử dụng được.
  • Uống một ngày 1 chén nhỏ trước khi ăn sẽ có tác dụng hiệu quả

Chữa viêm mũi bằng lá cây cà gai

Viêm mũi
cây cà gai

Cây cà gai ( cà độc dược ) là một vị thuốc có tính ấm, giúp giảm đau, kháng viêm. Y học cổ truyền thường dùng lá của loại cây này để làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, viêm xoang hay viêm mũi dị ứng.

Thực hiện các chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây cà gai:

  • Lá cài gai đem về phơi khô, bảo quản trong hũ kín để dùng dần
  • Mỗi khi bị bệnh, bạn lấy một ít lá khô đem đốt và hít phần khói bốc lên. Dùng mũi để hít và thở ra theo đường miệng.
  • Thực hiện trong thời gian khoảng 5 phút, lặp lại 2 lần mỗi ngày.

Điều trị bằng lá cây hoa xuyến chi

Viêm mũi
Cây hoa xuyến chi

Cây hoa xuyến chi chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như acetone, methanol , magie, sắt, kẽm, mangan… Y học cổ truyền xếp loại cây này vào trong nhóm thuốc có vị đắng, tính hàn, giúp sát khuẩn, giải độc cho cơ thể.

Để chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hoa xuyến chi, bạn thực hiện theo cách sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hoa xuyến chi, rửa sạch với nước muối
  • Giã lá lấy nước cốt
  • Dùng bông gòn thấm nước cốt lá xuyến chi thấm vào hai bên lỗ mũi
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày, sau vài ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.

Cách chữa viêm mũi bằng thuốc giảm triệu chứng

Sudafed®
Sudafed®

Việc điều trị chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng để giảm bớt khó chịu cho bệnh nhân. Các triệu chứng của bệnh sẽ dần dần được cải thiện trong vài ngày chỉ với việc nghỉ ngơi và uống nhiều nước

Một số thuốc làm giảm triệu chứng cho người lớn:

  • Thuốc giảm đau, như pseudoephedrine (Sudafed®)
  • Thuốc giảm đau kết hợp với thuốc kháng histamin (Benadryl D®, Claritin D®)
  • Thuốc kháng viêm không steroid, như aspirin hoặc ibuprofen (Advil®, Motrin®)
  • Hoạt chất làm loãng chất nhầy, như guaifenesin (Mucinex®)
  • Thuốc làm dịu cơn đau họng
  • Thuốc trị ho trong trường hợp ho nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, như dextromethorphan (Robitussin®, Zicam®, Delsym®) hoặc codeine.
  • Thuốc bổ bổ sung kẽm, cần được bổ sung khi bệnh mới xuất hiện những triệu chứng đầu tiên
  • Xịt mũi, như fluticasone propionate (Flonase®)
  • Thuốc kháng virus nếu bạn bị nhiễm cúm.

Cách chữa viêm mũi bằng thuốc đông y và tây y

Thuốc Esha

Esha
Esha

Thành phần :

  • Thương nhĩ tử
  • Hoàng kỳ
  • Phòng Phong
  • Tân di hoa
  • Bạch truật
  • Bạc hà
  • Kim ngân hoa
  • Bạch chỉ

Công dụng :

Esha là sự phối hợp của các vị thảo dược quý, trong đó: Bạc hà, Tân di, Phòng phong giúp phát tán phong hàn, tuyên thông phế khí. Kim ngân hoa, thương nhĩ tử là thuốc tiêu độc, thanh nhiệt cho cơ thể. Bạch truật, hoàng kỳ, bạch chỉ là thuốc bổ khí, cố biểu, bài trừ dịch ứ đọng, tăng sức đề kháng của cơ thể. Sự kết hợp nhuần nhuyễn các vị thuốc đông y thành phương thuốc trị viêm xoang, viêm mũi hiệu quả cao.

Sumhevi

Sumhevi
Sumhevi

Thành Phần

  • Cao Hoàng kỳ
  • Cao Sói rừng
  • Cao Bạch chỉ
  • Cao Ké đầu ngựa
  • Cao Sâm Đại hành
  • ImmunePath- IP
  • Bromelain
  • Bột tỏi đen

Công Dụng

  • Làm thông khí, giảm dị ứng, hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi.
  • Hỗ trợ điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng cấp và mạn tính. Đồng thời hỗ trợ phục hồi niêm mạc xoang do viêm xoang mạn tính gây ra.

Cẩm Thảo Dịch Giao Tán

Cẩm Thảo Dịch Giao Tán
Cẩm Thảo Dịch Giao Tán

Thành Phần:

  • Dịch chiết xuất từ Cây Giao tươi
  • Thăng ma
  • Cam thảo
  • Phòng phong
  • Tân duy hoa
  • Thương nhĩ tử
  • Hoàng kỳ
  • Liên kiều
  • Đương quy
  • Bạch truật
  • Kim ngân hoa
  • Phổ y tâm quý
  • Tân di
  • Đông trùng hạ thảo
  • Cảo bản
  • Tế tân
  • Xuyên khung…

Công Dụng

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang (cấp tính, mãn tính thể nặng, lâu năm, tái phát…)
  • Tiêu viêm, thông mũi, giảm tình trạng ngạt mũi, ngứa mũi, điếc mũi, nhức mũi, đau đầu.
  • Diệt khuẩn, diệt nấm, đào thải nhanh dịch mủ gây viêm.
  • Kích thích niêm mạc tăng xuất tiết, giúp khôi phục nhanh cơ chế sinh học tự nhiên của niêm mạc mũi…

Chú ý và phòng ngừa viêm mũi

Vệ sinh định kỳ các chăn, ga, gối, đệm
Vệ sinh định kỳ các chăn, ga, gối, đệm
  • Cần vệ sinh định kỳ các chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt).
  • Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.
  • Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
  • Không ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân mình (tôm, cua, ốc…).
  • Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường). Vì vậy, cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường. Việc xịt rửa mũi sau khi đi ngoài đường về mỗi ngày cũng sẽ mang lại hiệu quả do dung dịch xịt mũi giúp làm sạch các bụi bẩn bám trong mũi và giữ độ ẩm sạch cho niêm mạc mũi.
  • Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những người có cơ địa dị ứng thì cần giữ ấm cơ thể như: mặc nhiều lớp áo, quàng khăn giữ ấm cổ, đi tất len…