Béo Phì: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Thường Gặp [Full 2020]

Béo phì là một căn bệnh mà ngày càng nhiều người mắc phải. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin như nguyên nhân và triệu chứng thường gặp.

Bệnh béo phì là gì?

béo phì

Béo phì là tình trạng lượng mỡ tích lũy trong cơ thể tăng lên nhanh chóng và bất thường.

Người bị bệnh béo phì không chỉ có thân hình nặng nề, khó coi, đi lại chậm chạp… mà còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như: tăng huyết áp, rối loạn lipid, sỏi mật, tiểu đường…

Để xác định bạn có bị béo phì hay không có thể dựa trên một vài phương pháp như: đo lớp mỡ dưới da, đo tỷ trọng cơ thể, hoặc tính chỉ số khối cơ thể BMI.

Trong đó tính chỉ số BMI là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất vì độ chính xác tương đối cao.

Nguyên nhân

Bệnh béo phì xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là kết quả giữa những nguyên nhân và các yếu tố góp phần, bao gồm:

béo phì
Nguyên nhân béo phì

Lười vận động hoặc ít vận động

Hiện nay, nhiều người và nhất là các bạn trẻ thường rất ít vận động. Họ chỉ dán mắt vào smartphone, laptop hoặc xem truyền hình…

Một số người do tính chất công việc luôn phải ngồi một chỗ, khiến cơ thể không thể đốt cháy nhiều calo.

Nếu không tích cực vận động, đi lại, và tập luyện thể dục thể thao thì lượng calo tích tụ lại bên trong cơ thể sẽ ngày càng nhiều. Từ đó hình thành mỡ thừa và dẫn đến béo phì.

Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân chính

Thói quen và chế độ ăn uống không lành mạnh

Ngày nay, thanh thiếu niên và trẻ nhỏ thường rất thích ăn các loại fastfood, trà sữa, các loại thức ăn nhiều calories khác, ít ăn rau và trái cây. Chính vì thế mà không ít trẻ em dễ bị béo phì.

Ngoài ra, nhiều người có thói quen ăn nhiều cơm và tinh bột vào buổi tối, ăn các loại thức ăn chứa nhiều năng lượng và dầu mỡ, uống các loại thức uống có gas…

Đây là những thói quen không tốt và làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Mang thai

Trong thời gian mang thai, lượng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới tăng lên, đồng thời do phải nuôi dưỡng thêm một sinh mệnh bé nhỏ nên khẩu phần ăn của bạn sẽ nhiều hơn.

Trọng lượng cơ thể này rất khó mất đi sau khi sinh con. Từ đó góp phần khiến cân nặng tăng nhanh và có thể dẫn đến béo phì ở phụ nữ.

Thiếu ngủ

Ít ai biết rằng nếu bạn ngủ ít hơn 7 tiếng một đêm có thể gây ra những thay đổi về kích thích tố dẫn đến sự thèm ăn.

Chính sự thèm ăn này sẽ khiến bạn nạp một lượng lớn năng lượng vào cơ thể, góp phần làm tăng cân và gây béo phì.

Các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, chống động kinh, chống loạn thần, thuốc điều trị tiểu đường… có thể gây ra tác dụng phụ là tăng cân.

Đặc biệt là khi người bệnh có chế độ ăn uống kém khoa học và lười vận động. Tăng cân là yếu tố chính gây ra bệnh béo phì.

Mắc một số bệnh lý

Béo phì còn có thể là do bạn đang mắc phải một số bệnh lý như: Hội chứng Prader – Willi, hội chứng buồng trứng đa nang (nữ giới), hội chứng Cushing và các bệnh khác.

Bên cạnh đó, nếu bạn mắc các bệnh về xương khớp sẽ khiến bạn đi lại khó khăn, khả năng vận động kém nên không đốt cháy được nhiều calo. Vì thế sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân và gây béo phì.

Dấu hiệu nhận biết

Thông qua chỉ số BMI

Thông qua chỉ số BMI
Thông qua chỉ số BMI

Như đã nêu trên, chúng ta có thể nhận biết bệnh béo phì thông qua chỉ số BMI. Và đây là chỉ số được các bác sĩ cũng như chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định một người nào đó có bị thừa cân, béo phì hay không.

Công thức tính chỉ số BMI như sau: BMI = cân nặng/ (chiều cao)2 (cân nặng tính bằng kg và chiều cao tính bằng mét).

Nếu chỉ số BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì, trên 40 được xem là béo phì nặng hoặc béo phì bệnh hoạn – chứng béo phì này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Thị lực kém

Thị lực kém
Thị lực kém

Khi bị béo phì, lượng đường trong cơ thể tăng cao làm tròng mắt bị giãn ra, khiến thị lực giảm đi. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh thị giác.

Vì thế, nếu thị lực kém không phải do mắc các bệnh về mắt thì hãy nghĩ ngay đến bệnh béo phì nhé.

Thường xuyên đói bụng

Thường xuyên đói bụng
Thường xuyên đói bụng

Thường xuyên và dễ đói bụng cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh.

Điều này được lý giải như sau: béo phì ngăn chặn glucose đi vào các tế bào, khi đó cơ thể không thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng hỗ trợ các hoạt động hàng ngày.

Viêm da

Béo phì khiến lượng đường tăng cao không chỉ gây giãn tròng mắt mà còn khiến khả năng bảo vệ da giảm xuống, làm tăng nguy cơ bị viêm da.

Theo một vài số liệu thống kê cho thấy những ai bị bệnh béo phì rất khó phục hồi khi bị viêm da hoặc viêm nhiễm đường sinh dục.

Tê mỏi tay chân

Khi bị béo phì, lượng đường trong máu tăng cao sẽ phá hoại các dây thần kinh và mạch máu vận chuyển thức ăn để nuôi sống các dây thần kinh đó. Vì thế, khi bị béo phì sẽ dễ bị tê mỏi tay chân hơn người bình thường.

Dễ bị rối loạn cảm xúc và bối rối

Béo phì ảnh hưởng trực tiếp đến sự nhanh nhẹn và khả năng tập trung. Do đó người bệnh béo phì thường hay bị lẫn lộn, rối loạn cảm xúc và kém tập trung hơn những người khác.

Rối loạn cương dương (chỉ gặp ở nam giới)

Theo khảo sát và thống kê cho thấy, có khoảng 35% – 75% nam giới mắc bệnh béo phì bị rối loạn cương dương hay thậm chí là bị liệt dương, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục.

Mệt mỏi và dễ cáu gắt

Người bị bệnh béo phì thường có biểu hiện mệt mỏi vì glucose không thể đi vào bên trong cơ thể và cung cấp năng lượng mà cơ thể cần. Bên cạnh đó, người bệnh còn thường xuyên cáu gắt dù chỉ là việc nhỏ.

Luôn khát nước

Một biểu hiện thường thấy ở người bệnh béo phì là họ dễ bị khô miệng và thường xuyên khát nước.

Điều trị bằng phương pháp Đông Y

béo phì
Điều trị bằng phương pháp Đông Y

Bài thuốc 1

Bài thuốc: Phòng kỷ 10g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 15g, cam thảo và đại táo mỗi vị 8g, sinh khương 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Tác dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh thể hóa thấp pháp do tỳ hư. Biểu hiện của bệnh: mệt mỏi, ăn không ngon, tức ngực, mạch trầm tế, rêu lưỡi bẩn.

Bài thuốc 2

Bài thuốc: chỉ thực và phục linh 12g, bán hạ và quất bì mỗi vị 10g, sinh khương 8g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Tác dụng: Hỗ trợ chữa trị bệnh do đàm trọc; với các triệu chứng như: Căng tức ngực, nặng đầu, thích ngủ, lười vận động, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch hoạt.

Bài thuốc 3

Bài thuốc: mạch môn đông và bạch truật mỗi vị 12g; xích linh, trạch tả, mộc qua và tang bạch bì mỗi vị 10g; binh lang, đại phúc bì, trần bì và sa nhân mỗi vị 8g; tử tô và mộc hương mỗi vị 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Tác dụng: Điều trị cho những trường hợp xuất hiện các triệu chứng như: người béo, mặt và chân phù lên, tiểu tiện ít, trướng bụng, mạch trầm tế…

Điều trị bằng phương pháp Nam Y

Khổ qua rừng

Khổ qua rừng
Khổ qua rừng

Công dụng: Theo nhiều nghiên cứu, khổ qua rừng có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành mỡ mới và đốt cháy lượng mỡ tồn đọng trong cơ thể an toàn, hiệu quả.

Do đó khổ qua rừng được xem là một vị thuốc chữa bệnh béo phì và giảm cân hiệu quả.

Cách thực hiện: Bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày, chỉ nên nấu canh, luộc, ăn sống hoặc ép lấy nước uống, ngoài ra có thể pha như trà để uống.

Trà

tác dụng trà
Trà

Công dụng: Trà chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, thường xuyên uống trà sẽ giúp cơ thể tăng sự sinh nhiệt oxy hóa chất béo. Nhờ đó sẽ làm giảm trọng lượng cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị bệnh béo phì hiệu quả.

Cách thực hiện: Pha trà và uống 2 tách trà mỗi ngày, nên uống khi trà còn ấm.

Tỏi

tác dụng Tỏi
Tỏi

Công dụng: Giúp cơ thể giảm hấp thụ carbohydrate và chất béo, cải thiện hiệu quả trình trạng béo phì.

Cách thực hiện: rất đơn giản, bạn chỉ cần ăn 2 – 5 tép tỏi trong các bữa ăn hàng ngày là được.

Cách phòng ngừa

Bệnh béo phì chủ yếu là do lười vận động và ăn uống không lành mạnh. Vì thế để phòng ngừa bệnh béo phì bạn cần lưu ý những điều sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống an toàn, đủ dinh dưỡng nhưng ít calo. Ăn nhiều trái cây và rau xanh, uống nhiều nước, ăn các món ăn tự tay chế biến.

Không nên ăn các loại thức ăn nhanh, món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và đồ béo. Tránh xa các loại nước ngọt có gas và bia rượu.

Tăng cường hoạt động thể lực

Tăng cường hoạt động thể lực
Tăng cường hoạt động thể lực

Xây dựng một lối sống năng động như: làm việc nhà, đi bộ, đạp xe đạp, tập tuyện thể dục thể thao… để đốt cháy calo và mỡ thừa, giúp giảm cân và phòng ngừa hiệu quả bệnh béo phì.

Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tập yoga, gym, thể dục nhịp điệu hay dance sport. Vì ngoài tác dụng giảm cân, phòng ngừa bệnh béo phì, các môn thể thao này còn giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc

Nên ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, để hạn chế cơ thể tiết ra các nội tiết tố kích thích sự thèm ăn. Nhờ đó mà phòng ngừa được bệnh béo phì.