Dấu hiệu bệnh Gout đang nặng dần. Đối phó với bệnh với chế độ ăn nào? [2020]

Dấu hiệu bệnh Gout nếu quan sát kỹ sẽ cho thấy mức độ và giai đoạn của bệnh mỗi ngày. Không cần thông qua bệnh viện hay tới cơ sở khám chữa bệnh.

Bệnh gút là gì? Gút (bệnh gout) hay thống phong là một bệnh chuyển hóa có triệu chứng nổi bật ở các khớp. Nguyên nhân là do tích tụ nhiều axit uric trong máu. Các axit này sẽ lắng động trong khớp gây ra bệnh. Người mắc bệnh gút thường xuyên bị đau đớn và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát. Gút là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.

Dấu hiệu bệnh Gout

Dấu hiệu bệnh Gout
Dấu hiệu bệnh Gout

Các dấu hiệu bệnh gout rất khó nhận biết bởi nó dễ bị nhầm lẫn với tình trạng viêm khớp khác. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh gout bạn cần phải biết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

  • Đau khớp dữ dội. Khi bị bệnh gút, bạn sẽ thấy có những cơn đau dữ dội tại khớp. Đau mạnh nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ đầu tiên rồi giảm dần và hết sau khoảng 7 – 10 ngày.
  • Cơn đau khớp dữ dội về đêm. Khác với các bệnh viêm khớp, đau do gút thường mạnh hơn về đêm và ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh.
  • Da bị đỏ, ngứa và bong tróc. Khi bị bệnh gút, bạn sẽ thấy các khớp bị đỏ, trông giống như nhiễm trùng. Khớp có thể bị ngứa, da xung quanh bong tróc sau khi cơn đau gút thuyên giảm.
  • Gặp khó khăn khi vận động. Khi gút tấn công, bạn sẽ khó vận động, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
  • Cơn đau tái phát theo đợt. Gút sẽ hành hạ người bệnh theo từng đợt bất thường. Những đợt đau gút tái phát có thể cách nhau từ vài tháng tới vài năm tùy thuộc cách mà bạn kiểm soát bệnh.
  • Sốt. Vì các triệu chứng diễn biến ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Nên người bệnh còn cảm thấy các triệu chứng khác như: Ớn lạnh, sốt nhẹ và chán ăn, sức khỏe kém.

Triệu chứng bệnh gút

Triệu chứng của bệnh gout
Triệu chứng của bệnh gout

Người bệnh có thể phát hiện bệnh gút khi thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh Gút ở quanh khớp như:

  • Sưng, nóng, đỏ, đau. Ở các khớp hoặc phần mềm xung quanh khớp. Phần lớn sưng ở khớp ngón cái (ngón 1) của bàn chân.
  • Cơn đau thường khởi phát vào ban đêm, bệnh nhân đang ngủ thì bật dậy và không thể ngủ tiếp. Thậm chí không thể đi được vào sáng hôm sau.
  • Trong giai đoạn đầu, cơn đau tự khỏi sau 3-5 ngày. Nếu không được điều trị kịp thời chuyển sang giai đoạn mạn tính.
  • Bệnh Gout thường ảnh hưởng đến các khớp lớn các ngón chân cái. Nhưng nó có thể xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay. Cơn đau có thể sẽ là nghiêm trọng nhất trong vòng 12 đến 24 giờ đầu tiên sau khi nó bắt đầu.
  • Sau khi đau nặng nhất giảm xuống, một số khó chịu khớp có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Cơn gút cấp có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp và kéo dài. Các khớp bị ảnh hưởng hoặc khớp trở nên sưng đỏ và đau khớp.

Chẩn đoán xác định dấu hiệu bệnh gout

Có thể áp dụng một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968): được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do dễ nhớ. Phù hợp với điều kiện thiếu xét nghiệm (độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 82,7%)

Tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các nốt tophi.

Hoặc tối thiểu có 2 trong các yếu tố sau đây:

  • Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột. Đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
  • Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với tính chất khởi phát đột ngột. Đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
  • Có nốt tophi
  • Đã từng hoặc đang đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ).

Tiêu chuẩn của ILAR và Omeract (2000): độ nhạy 70%, đặc hiệu 78,8%

Acid Uric
Acid Uric

Có tinh thể urat trong dịch khớp, và hoặc:

  • Tìm thấy tinh thể urat đặc trưng trong nốt tophi bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực, và hoặc:
  • Có 6 trong số 12 biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và X-quang sau:
  • Viêm tiến triển tối đa trong vòng một ngày
  • Có hơn một cơn viêm khớp cấp
  • Viêm khớp ở một khớp
  • Đỏ vùng khớp
  • Sưng, đau khớp bàn ngón chân I
  • Viêm khớp bàn ngón chân I ở một bên
  • Viêm khớp cổ chân một bên
  • Nốt tophi nhìn thấy được
  • Tăng acid uric máu (nam ≥ 420 mmol/l, nữ ≥ 360 mmol/l)
  • Sưng đau khớp không đối xứng
  • Nang dưới vỏ xương, không có hình khuyết xương trên X-quang
  • Cấy vi khuẩn âm tính

Phòng bệnh dấu hiệu bệnh gout

Tránh ăn Hải Sản Và Thịt đỏ
Tránh ăn Hải Sản Và Thịt đỏ

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gút. Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
  • Giảm cân nếu bạn đang béo phì
  • Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi và cá trống
  • Ngừng uống rượu
  • Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia
  • Tập thể dục hằng ngày
  • Uống cà phê và bổ sung vitamin C (có thể có ích ở một số người)
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purine
  • Có chế độ ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo
  • Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc
  • Tránh ăn hải sản và thịt đỏ
  • Uống nhiều nước.

Dấu hiệu bệnh Gout nên ăn gì?

Bệnh gút nên ăn gì? Khi mà chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và kiểm soát bệnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống với việc tăng cường thực phẩm có chứa các chất cần thiết cho xương khớp và các chất kháng viêm tự nhiên là biện pháp khắc phục tình trạng bệnh gout cực kỳ hiệu quả.

Dấu hiệu bệnh Gout nên ăn gì? Rau cải bẹ xanh

Cải bẹ xanh là loại thực phẩm quen thuộc trong nhiều bữa cơm của gia đình của người Việt. Bên cạnh đó nhiều người còn biết tới cải bẹ xanh như là một biện pháp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau như bệnh đường tiêu hóa, lợi tiểu đặc biệt là bệnh gút.

Rau cải bẹ xanh

Thành phần có trong cải bẹ xanh chính là: vitamin A, C, K, B1, B5… kèm theo đó là các chất acid nicotic, abumin…

Nhờ các thành phần có trong cải bẹ xanh mà không chỉ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động.

Cải bẹ xanh còn được các chuyên gia đánh giá là một loại thực phẩm giúp tăng cường quá trình loại bỏ acid uric trong cơ thể ra ngoài bằng con đường nước tiểu. Người bị gút nên bổ sung cải bẹ xanh vừa giúp phòng ngừa lại có thể hỗ trợ điều trị bệnh gout nhanh chóng.

Người bệnh gút nên bổ sung khoảng 100g cải bẹ xanh mỗi ngày, bằng cách nấu canh hoặc nấu nước uống. Bã lá dùng ăn cũng sẽ giúp lợi cho đường tiêu hóa, giải độc tốt.

Đậu đỏ

Theo các bác sĩ chuyên khoa. Người bị mắc bệnh gout có thể dùng đậu đỏ để hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng cách thêm đậu đỏ vào bữa ăn của mình.

Với thành phần chủ yếu là vitamin như ( B1, K, E, B6, C…), chất xơ, tinh bột, khoáng chất sắt, kẽm, canxi, photpho…Đây là những chất rất cần dành cho người bị mắc bệnh gút.

Đậu đỏ

Trong đông y: đậu đỏ có tính bình, lợi tiểu, tiêu thũng giúp hỗ trợ chuyển hóa acid uric ra ngoài cơ thể. Hơn nữa thành phần đậu đỏ không có nhân purin nên không gây dư thừa acid uric trong máu, tốt cho người bị mắc gút.

Người bệnh nên cung cấp đậu đỏ hằng ngày bằng các món ăn như: nấu cháo, nấu nước uống…

Súp lơ xanh

Thành phần và công dụng : Súp lơ có chứa nhiều vitamin ( A, b1, b12, K…) và chất xơ, hơn nữa súp lơ còn chứa nhiều thành phần có tính lợi tiểu, giúp thanh lọc các chất ra ngoài đường tiểu tốt hơn như canxi, magie, hay acid uric …

Dấu hiệu bệnh Gout nên ăn gì? Bí đỏ
Súp lơ xanh

Trong Đông y; Súp lơ xanh là loại rau có tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu nên rất thích hợp cho những ai đang bị bệnh gút.

Cách dùng: Trung bình mỗi ngày người bị bệnh gút nên cung cấp khoảng 100g rau súp lơ vào các bữa ăn hàng ngày. Chế biến theo cách luộc là tốt nhất nhưng bạn vẫn có thể xào hoặc hầm tùy ý thích.

Quả dứa

Nếu các bạn chưa biết bị bệnh gout nên ăn gì thì dứa là thực phẩm mà các bạn nên chú ý. Dứa hay nhiều vùng còn gọi là trái thơm, là loại thực phẩm hay được sử dụng trong cuộc sống thường ngày.

Quả dứa

Tuy nhiên dứa ngoài công dụng là Không chỉ có người bị gút mà những người bị bệnh về sỏi thận, suy thận cũng nên thường xuyên bổ sung loại thực phẩm này.

Thành phần và công dụng: Dứa có chứa hàm lượng lớn vitamin C, và các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, acid hữu cơ, các vi chất canxi, magie, kẽm, sắt …đặt biệt là có enzym giúp thủy phân protein.

Do vậy nên trong điều trị bệnh gout dứa được xem là nguyên liệu hữu ích trong việc giảm chất đạm dưa thừa trong cơ thể và giúp làm tan kết tủa urat, giúp hạ acid uric trong máu nên rất thích hợp cho những người bị gút cấp và mãn tính.

Cách dùng: Loại thực phẩm người bệnh gút nên ăn mỗi ngày nên dùng từ 100- 200g dứa qua ăn hoặc ép uống nước đều được.

Ăn dưa chuột

Theo các nhà nghiên cứu thu nhận được thì dưa leo là thực phẩm có chứa nhiều vitamin( A, C, B3, B6, E..) và chứa nhiều muối kali và nước.

Ăn dưa chuột

Nhờ những thành phần này mà y học xác minh rằng dưa chuột có khả năng lợi tiểu, niệu giúp thanh lọc các chất dư thừa như acid uric qua đường tiểu nên có khả năng hỗ trợ điều trị gút rất hay.

Cách dùng: Dùng 1 ly nước ép dưa leo vào mỗi sáng sớm, hoặc dùng dưa leo làm thực phẩm ăn trong bữa ăn hàng ngày. Có thể dùng 1 tuần 3 bữa dưa leo cho người bị gout là tốt nhất.

Rau cần nước

Rau cần nước là thực phẩm mà người bị bệnh gout không nên bỏ qua.

Công dụng: Đây là một loại thực phẩm có tính mát, vị ngọt thanh, lợi thủy, tống các chất dư dừa trong cơ thể tốt đặc biệt là acid uric. Nhiều nghiên cứu còn nhận thấy rau cần còn có tác dụng giảm ho, chống viêm, kháng nấm, giảm đường trong máu rất tốt cho sức khỏe.

Dấu hiệu bệnh Gout nên ăn gì?
Rau cần nước

Cách dùng: Trong điều trị bệnh giut người bệnh có thể dùng rau cần theo 2 cách sau:

Lấy 100g rau cần nước rửa sạch đem xay nhuyễn trong máy xay sinh tố ép lọc lấy nước uống. Ngày 1 ly nước ép rau cần sau 1 tháng thì hàm lượng acid uric trong máu giảm đáng kể.

Dùng 150g rau cần nước nấu canh ăn trong bữa ăn hàng ngày cũng có công dụng chuyển hóa acid uric ra ngoài cơ thể, giảm sưng viêm cải thiện bệnh gút.

Củ cải trắng

Củ cải trắng là một trong những thực phẩm mà người bị mắc bệnh gout không nên bỏ qua. Với thành phần là các vitamin và các protein không nhân putin, đường, vitamin C, phốt pho, kẽm ngoài ra củ cải còn chứa tinh dầu có khả năng kháng khuẩn tiêu viêm tốt.

Củ cải trắng
Củ cải trắng

Và theo Đông y củ cải trắng có tính thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu trừ phong thấp. Vì vậy, những ai bị gút thì nên sử dụng củ cải để giảm hàm lượng acid uric cũng như có khả năng kiềm chế kháng viêm xương khớp cấp tính do bệnh gút gây ra.

Người bị bệnh gút có thể dùng củ cải nấu nước uống, hoặc làm nước ép củ cải, và nấu canh …Mỗi ngày nên bổ sung khoảng 150g-300g củ cải tốt cho người bị gút.

Bí đỏ

Đây là thực phẩm mà người bị bệnh gút không nên bỏ qua. Với thành phần là vitamin A, kèm theo các chất khác như vitamin B, K khoáng chất kẽm, sắt, phot pho…

Dấu hiệu bệnh Gout nên ăn gì? Bí đỏ
Dấu hiệu bệnh Gout nên ăn gì? Bí đỏ

Bí đỏ có tính ấm, vị ngọt thơm có khả năng trung ích khí. Giảm hàm lượng lipid hay aci uric trong máu, hạ đường huyết …Từ những công dụng này mà kết luận được chuyên gia đưa ra đó chính là dùng bí đỏ chữa trị bệnh gút hiệu quả tốt.

Người bệnh nên bổ sung bí đỏ qua đường ăn uống mỗi ngày. Trung bình nên cung cấp khoảng 100g bí đỏ/ngày là tốt nhất.

Bí đao

Trong bí đao có chứa thành phần là các chất xơ, nước, glucid, canxi, photpho, protid, kali và nhiều nhóm vitamin ( A, C, E, B1, B3, B9, B5…).

Dấu hiệu bệnh Gout nên ăn gì?
Bí đao là thực phẩm tốt cho người bệnh

Theo Đông y bí xanh có tác dụng lợi tiểu, thanh mát giải độc. Giúp thanh lọc các chất độc có trong cơ thể nhờ vậy mà bí xanh có thể được dùng chữa trị bệnh gút. Lợi tiểu, cân bằng hàm lượng acid uric trong máu.

Bí xanh hấp thụ thông qua con đường ăn uống. Cho nên người bị mắc bệnh gút nên nấu canh, nấu nước uống hàng ngày.…Mỗi ngày người bệnh nên cung cấp 300g bí xanh. Nên sử dụng bí xanh 3 lần/ tuần.

Dấu hiệu bệnh Gout nên ăn gì? Đậu Tương

Đậu tương là một loại hạt có chứa tinh bột, chất đường, và các vitamin C, A. Hay các khoáng chất cần thiết như canxi, photpho, kẽm, sắt…

Dấu hiệu bệnh Gout nên ăn gì?
Đậu tương

Đây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại chứa ít nhân purin, chất đạm. Cho nên những người bị gút có thể sử dụng đậu tương mà không lo lắng sẽ làm tăng acid uric trong máu tăng.

Bên cạnh đó việc sử dụng đậu tương cũng giúp lợi tiểu giúp tăng cường khả năng thải chất độc ra ngoài. Nên người bị gút hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng loại thực phẩm này giúp cải thiện bệnh.