Sổ Mũi Là Gì ? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả [2020] Từ A-Z

Sổ mũi là gì ? Nguyên nhân và các nguy cơ gây sổ mũi. Các cách điều trị hiệu quả tốt nhất hiện nay để điều trị dứt điểm bệnh không gây biến chứng sau này.

Sổ mũi là gì?

sổ mũi
Sổ mũi

Chảy nước mũi hay viêm mũi là tình trạng khoang mũi chứa đầy một lượng chất nhầy đáng kể. Tình trạng này, thường được gọi là sổ mũi, xảy ra tương đối thường xuyên. Viêm mũi là triệu chứng phổ biến của dị ứng (viêm mũi dị ứng) hoặc nhiễm trùng do virus nhất định, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường. Nó có thể là tác dụng phụ của khóc, tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, lạm dụng cocainhoặc triệu chứng cai nghiện, chẳng hạn như triệu chứng cai các opioid như methadone. Điều trị cho việc chảy nước mũi thường không cần thiết, nhưng có một số phương pháp điều trị y tế và kỹ thuật phòng ngừa có sẵn.

Thuật ngữ rhinorrhea trong tiếng Anh được đặt ra vào năm 1866 và là sự kết hợp của các thuật ngữ Hy Lạp rhino- (“của mũi”) và -rhoia (“xả” hoặc “chảy”).

Nguyên nhân sổ mũi

sổ mũi
Nấm, mốc

Do tiếp xúc với dị nguyên

Trong các dị nguyên thì bụi nhà là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh dị ứng đường hô hấp, trong đó có bệnh sổ mũi. Trong bụi nhà có chứa nhiều tạp chất, kháng nguyên khác nhau. Thay đổi theo từng vùng và từng mùa, đa dạng như: ve, lông súc vật, nấm, mốc, phấn hoa, khói thuốc lá…

Ngoài ra còn có các loại dị nguyên khác như dị ứng với thực phẩm (đồ ăn, hải sản…), với thuốc (kháng sinh các loại).

Yếu tố cơ địa

Ngay từ khi sinh ra, cơ thể đã có những dấu hiệu của dị ứng nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với dị nguyên. Những người này dễ mắc các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, chàm, những bệnh có đặc tính di truyền.

Các yếu tố gây nhiễm trùng

Các yếu tố từ bên ngoài vào, đi qua hốc mũi hoặc bằng đường máu và gây nhiễm trùng tại đây như cúm, bạch hầu, ho gà

Đây là những bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người qua dịch mũi họng, dịch nước bọt mang nhiều vi rút vi khuẩn hoặc lây lan từ gia súc, gia cầm sang người.

Cách trị sổ mũi hiệu quả bằng tự nhiên

Rửa mũi thường xuyên

sổ mũi
Rửa mũi thường xuyên

Bình rửa mũi là dụng cụ có hình dáng giống như một ấm trà nhỏ. Nếu sử dụng đúng cách, bình rửa mũi có thể giúp đẩy nước mũi và các chất gây kích ứng ra khỏi mũi và bổ sung độ ẩm cho xoang mũi.

  • Bình rửa mũi sẽ phát huy tác dụng khi bạn để nước trong bình (nước muối hoặc nước cất) chảy vào một bên mũi và chảy ra ở mũi bên kia, giúp loại bỏ các chất gây kích ứng và vi trùng.
  • Cho khoảng 100 ml nước muối vào bình, sau đó nghiêng đầu vào chậu rửa mặt và đặt vòi của bình rửa vào lỗ mũi phía trên.
  • Rót nước trong bình vào lỗ mũi và để nước chảy ra ở lỗ mũi còn lại. Lặp lại quy trình này với lỗ mũi bên kia.
  • Đây là quá trình rửa mũi vì bạn dùng chất lỏng để làm sạch mũi, loại bỏ nước mũi và chất gây kích ứng khiến cơ thể tiết nước mũi nhiều hơn. Bạn có thể dùng bình rửa mũi một hoặc hai lần mỗi ngày.
  • Bình rửa mũi cũng có tác dụng tăng độ ẩm và khiến xoang mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể mua bình tại các hiệu thuốc với chi phí thấp mà không cần đơn của bác sĩ. Hãy nhớ rửa sạch bình sau mỗi lần sử dụng.

Rửa mũi bằng nước muối

sổ mũi
nước muối

Nếu bạn muốn tự làm dung dịch rửa mũi, hãy dùng nước cất hoặc nước tiệt trùng. Bạn cũng có thể dùng nước đun sôi để nguội nhưng tuyệt đối không dùng nước lấy trực tiếp từ vòi vì nước này có thể chứa chất bẩn và chất kích ứng.

  • Dùng khoảng 200 ml nước, 1/4 thìa cà phê muối ăn dạng hạt và 1/4 thìa cà phê muối nở. Lưu ý, không dùng muối tinh thông thường. Khuấy đều cho tan muối và đổ dung dịch vào bình rửa.
  • Bạn có thể bảo quản dung dịch nước muối đã pha trong vòng 5 ngày trong chai/lọ đậy kín và để trong tủ lạnh. Trước khi dùng, lấy dung dịch ra khỏi tủ lạnh và chờ đến khi dung dịch đạt được nhiệt độ phòng.

Chườm nóng cho vùng mặt

sổ mũi
Chườm nóng cho vùng mặt
  • Chườm nóng có thể giúp giảm đau do xoang áp gây ra, làm loãng nước mũi và giúp nước mũi chảy ra khỏi xoang mũi dễ dàng hơn.
  • Làm ướt một chiếc khăn nhỏ hoặc một miếng vải bằng nước nóng, sau đó đặt khăn lên mặt ở chỗ bạn cảm thấy nhiều áp lực nhất.
  • Nhìn chung, bạn có thể đặt khăn lên vùng mắt, lông mày, mũi và gò má (nửa trên của khuôn mặt).
    Sau mỗi vài phút, làm nóng lại khăn và tiếp tục đắp lên mặt để giảm đau và áp lực.

Tăng độ ẩm trong phòng của bạn

sổ mũi
Tăng độ ẩm trong phòng của bạn

Không khí khô có thể là một chất kích ứng, gây ra nhiều vấn đề cho xoang mũi như chảy nước mũi và ngạt mũi.

  • Máy tạo độ ẩm có 2 loại chính: tạo sương lạnh và tạo hơi ấm, mỗi loại lại có nhiều biến thể khác nhau. Nếu bạn bị khô mũi, dẫn đến khó chịu, kích ứng và chảy nước mũi, hãy xem xét sử dụng máy tạo ẩm tại nhà.
  • Các loại cây trồng trong nhà cũng có tác dụng tăng độ ẩm trong không khí. Bạn có thể sử dụng cây trồng trong nhà như một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho máy tạo ẩm.
  • Cách đơn giản khác để tăng độ ẩm tạm thời bao gồm hơi nước bốc lên từ nước đun sôi trên bếp, mở cửa phòng tắm, xả nước nóng hoặc phơi quần áo trong nhà.

Xông hơi mặt

sổ mũi
Xông hơi mặt

Hơi nước làm loãng dịch nhầy ở ngực, mũi và họng, giúp bạn đẩy dịch nhầy ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.

  • Đun sôi một ấm nước sau đó đưa mặt vào gần miệng ấm và hít thở với hơi nước bốc lên trong vài phút.
  • Dùng một chiếc khăn đủ lớn đề chùm lên đầu, giúp hơi nước tập trung lại để bạn hít thở được nhiều hơn.
  • Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng để làm loãng nước mũi.

Giữ nhà cửa, không gian sống sạch sẽ

sổ mũi
Giữ nhà cửa
  • Bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc. Cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc, kể cả trực tiếp và gián tiếp.
  • Nếu bạn biết chắc đó chính là một trong những nguyên nhân gây chảy nước mũi, hãy tránh đốt rác trong vườn hoặc đứng ngược chiều gió khi đốt lửa trại.
  • Các chất gây ô nhiễm khác mà chúng ta hít phải cũng có thể gây ra rắc rối cho xoang mũi. Hãy cẩn thận với bụi, lông của vật nuôi, các loại men và nấm mốc tại nhà và nơi làm việc. Thay các loại lưới lọc không khí (trong điều hòa chẳng hạn) thường xuyên để giảm thiểu các chất gây kích ứng trong nhà.
  • Khí thải, hóa chất sử dụng trong công việc và ngay cả sương khói cũng có thể kích thích quá trính tiết dịch mũi giống như chất gây dị ứng. Hiện tượng này được gọi là viêm mũi không do dị ứng.

Đeo khẩu trang khi ra đường

sổ mũi
Đeo khẩu trang khi ra đường

Nếu công việc đòi hỏi bạn phải làm việc trong môi trường nhiệt độ lạnh, dịch mũi sẽ được tích tụ nhiều hơn trong xoang mũi và chảy ra ngoài khi bạn đến một môi trường ấm hơn.

  • Thực hiện các biện pháp giữ ấm cho vùng mặt và mũi nếu bạn phải ra ngoài khi trời lạnh.
  • Đội mũ ôm đầu để giữ ấm cho phần đầu và xem xét sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ (loại trùm đầu giống như mặt nạ trượt tuyết) để giữ ấm cho phần mặt.

Cách trị sổ mũi hiệu quả bằng thuốc

Clorpheniramin

sổ mũi
Clorpheniramin

Thành phần

Clorpheniramin maleat
Tá dược: Dicalcium phosphate, Lactose, Màu Quinoline yellow, Povidon, Magnesium stearate, Sodium starch glycolate… và một số thành phần khác.

Tác dụng

Cho người bị viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm.

Điều trị các triệu chứng khác như:

  • Nổi mề đay,
  • Viêm mũi vận mạch do histamin,
  • Viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc,
  • Phù mạch,
  • Phù Quincke,
  • Dị ứng thức ăn,
  • Phản ứng huyết thanh,
  • Côn trùng đốt,
  • Ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc thủy đậu….

Cách dùng và liều dùng

Đối với chứng viêm mũi dị ứng theo mùa:

  • Người lớn: Bắt đầu uống Clorpheniramin 4mg lúc đi ngủ, sau tăng từ từ trong 10 ngày lên 24mg chia làm 2 lần uống.
  • Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: Uống 1mg/lần, mỗi lần cách nhau từ 4-6 giờ và uống 6mg/ngày.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Ban đầu uống 2mg lúc đi ngủ, sau tăng dần dần trong 10 ngày , lên đến 12mg/ngày, chia làm 2 lần.

Đối với phản ứng dị cấp:

Mỗi ngày uống 12mg chia làm 2 lần.
Người cao tuổi: Dùng 4mg/ngày chia làm 2 lần, thời gian tác dụng có thể tới 36 giờ hoặc hơn.

Cẩm thảo dịch giao tán

sổ mũi
Cẩm thảo dịch giao tán

Công dụng chính:

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang (cấp tính, mãn tính thể nặng, lâu năm, tái phát…)
  • Tiêu viêm, thông mũi, giảm tình trạng ngạt mũi, ngứa mũi, điếc mũi, nhức mũi, đau đầu.
  • Diệt khuẩn, diệt nấm, đào thải nhanh dịch mủ gây viêm.
  • Kích thích niêm mạc tăng xuất tiết, giúp khôi phục nhanh cơ chế sinh học tự nhiên của niêm mạc mũi…
  • Giúp làm giảm triệu chứng của viêm đường hô hấp trên :
  • Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng.

Thành phần

Chai xịt Thông Khiếu Dịch Xoang Tán:

  • Dịch cây giao, Ngũ sắc, Thương nhĩ tử, Bối mẫu, Đại hoàng, Thanh thiên quỳ, Bạch chỉ và một số thảo dược khác.

Hộp uống Cẩm Thảo Dịch Giao Tán:

  • Cao khô Tân di, Cao khô bạch chỉ, Cao khô thương nhĩ tử, Cao khô bạc hà, Cao khô hoàng kỳ,…và các phụ liệu khác.

Jazxylo

sổ mũi

Thành phần:

Xylometazolin hydroclorid …………………………………………..5mg

Tá dược:

  • natri dihydro phosphat dihydrat
  • dinatri phosphat dodecahydrat
  • dinatri edetat
  • benzalkonium clorid
  • hydroxypropyl methyl cellulose
  • natri clorid
  • sorbitol 70%
  • nước tinh khiết vừa đủ 10ml.

Công dụng:

Giảm triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm xoang, cảm lạnh, cảm mạo hoặc dị ứng đường hô hấp trên.

Cách dùng:

  • Trẻ em từ 03 tháng đến dưới 2 tuổi: chỉ nhỏ thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ. Nhỏ mỗi bên lỗ mũi 1 giọt/1 lần. Ngày không quá 2 lần.
  • Trẻ em từ 2 tuổi đến 12 tuổi : nhỏ 1-2 giọt vào mỗi bên lỗ mũi. Nhỏ thuốc 8-10 giờ/lần, không quá 3 lần/24 giờ.
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Nhỏ 2 – 4 giọt vào mỗi bên mũi, 2-3 lần/ngày.
  • Không nên dùng quá 3 ngày. Thời gian dùng tối đa là 5 ngày.

Biện pháp phòng ngừa sổ mũi

sổ mũi
Tập thể dục thường xuyên
  • Vệ sinh mũi sạch sẽ hàng ngày bằng dung dịch nước sạch hoặc nước muối sinh lí NaCl 0.9%. Giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ niêm mạc mũi.
  • Rèn luyện cơ thể bằng tập thể dục thể thao để có một hệ miễn dịch tốt nhất.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều vitamin C nhất là từ các loại hoa quả. Rất tốt cho hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh sổ mũi.
  • Tránh tiếp xúc với vi khuẩn: tập thói quen rửa tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế hoặc sử dụng đồ bảo hộ, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với gia cầm, người bị bệnh hay khi phải hoạt động trong khu vực có người mắc bệnh.
  • Tập thể dục thường xuyên, rèn luyện sức khỏe với những bài tập phù hợp nhằm nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể thích nghi được với những điều kiện thay đổi của môi trường, thời tiết và các yêu tố dị nguyên.