Nguyên nhân bệnh gút là gì? Vạch trần tất cả nguyên nhân chính xác nhất

Nguyên nhân bệnh gút là gì? Làm thế nào để điều trị triệt để từ các nguyên nhân gây bệnh? Hãy cùng xem cách điều trị bệnh tốt nhất dứt điểm nhé!

Nguyên nhân bệnh gút

Nguyên Nhân Bệnh Gout
Nguyên Nhân Bệnh Gout

Gout là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng axit uric trong máu, hình thành các tinh thể muối urat sắc nhọn tích tụ ở mô mềm quanh khớp, gây nên những đợt tấn công của viêm khớp cấp, đồng thời làm suy giảm chức năng thận.

Ăn uống thả ga

Chế độ ăn uống ít chất xơ, thường xuyên dung nạp thực phẩm giàu đạm và purin. Như: hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, nấm, măng… Làm tăng hàm lượng axit uric trong máu, dần dần sẽ hình thành tinh thể muối urat bao quanh các khớp. Gây ra những cơn gout cấp. Ngoài ra, một số thức ăn chế biến sẵn như: gà rán, xúc xích… Chứa nhiều dầu mỡ dễ gây béo phì, tạo điều kiện để bệnh gout phát triển.

Béo phì – Nguyên nhân bệnh gút

Béo Phì Dẫn đến Bệnh Gout
Béo Phì Dẫn đến Bệnh Gout

Theo các nhà khoa học, những trường hợp béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do họ thường xuyên dung nạp các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đạm… làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc chống bệnh lao… Làm ảnh hưởng tới chức năng của thận, giảm khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể và dễ gây gút.

Bệnh lý chuyển hóa

đái tháo đường type 2
Bệnh lý chuyển hóa

Những ngươi mắc một số bệnh lý như rối loạn lipid máu, tăng glucose máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… cũng dễ bị tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn tới bệnh gout.

Sinh hoạt không khoa học

Những người thường xuyên thức khuya, ăn uống không điều độ. Lười vận động dễ bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Tạo điều kiện để bệnh gout phát triển.

Nguyên nhân bệnh gút ăn uống bừa bãi

Thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể gây ra một cuộc tấn công bệnh gút. Nhưng chúng không phải là nguyên nhân cơ bản. Theo Theodore Field, MD, Giáo sư tại trường đại học y Weill Cornell, New York.

Sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm  giàu purin, bao gồm: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản có vỏ, rượu, bia… Có thể khiến nồng độ axit uric máu tăng cao và gây ra cơn đau gút. Chính vì vậy, chuyên gia này khuyên người đang hoặc có nguy cơ mắc bệnh gút. Nên cẩn trọng hơn nữa trong chế độ ăn uống của mình.

Nguyên nhân bệnh gút uống nhiều đồ uống có ga

bệnh gút kiêng đồ uống có gas
bệnh gút kiêng đồ uống có gas

Uống quá nhiều nước ngọt chứa hàm lượng fructose cao cũng là thủ phạm. Làm tăng nồng độ axit uric và gây ra các triệu chứng bệnh gút. Nghiên cứu đã chứng minh, sử dụng nước ngọt chứa hàm lượng fructose cao. Có thể khiến nồng độ axit uric máu tăng cao ở cả nam và nữ.

Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo, những người có nguy cơ mắc bệnh gút. Nên chuyển sang dùng soda ăn kiêng (không chứa fructose) hoặc hạn chế sử dụng các loại nước ngọt đóng chai.

Bên cạnh đó, soda chứa fructose cao có thể được tìm thấy trong nhiều đồ uống trái cây. Đồ nướng mua tại cửa hàng, kem, kẹo, thức ăn nhanh, ngũ cốc ăn sáng và các mặt hàng khác. Vì vậy, bạn hãy đọc nhãn cẩn thận để giảm nguy cơ mắc bệnh gút.

Sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể khiến bạn bị các triệu chứng bệnh gút tấn công nhiều hơn. Ví dụ như: Thuốc lợi tiểu, thuốc aspirin,… Cách tốt nhất là bạn nên hạn chế sử dụng các loại thuốc này.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn buộc phải sử dụng chúng để điều trị các bệnh lý khác trong cơ thể. Nếu vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để có phương pháp thay thế tối ưu. Hoặc được sử dụng cùng một loại thuốc giảm axit uric khác.

Chẩn đoán xác định nguyên nhân bệnh gút

Có thể áp dụng một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968): được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do dễ nhớ. Phù hợp với điều kiện thiếu xét nghiệm (độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 82,7%)

Tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các nốt tophi.

Hoặc tối thiểu có 2 trong các yếu tố sau đây:

  • Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột. Đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
  • Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với tính chất khởi phát đột ngột. Đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
  • Có nốt tophi
  • Đã từng hoặc đang đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ).

Tiêu chuẩn của ILAR và Omeract (2000): độ nhạy 70%, đặc hiệu 78,8%

Nguyên nhân bệnh gút
Acid Uric

Có tinh thể urat trong dịch khớp, và hoặc:

  • Tìm thấy tinh thể urat đặc trưng trong nốt tophi bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực, và hoặc:
  • Có 6 trong số 12 biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và X-quang sau:
  • Viêm tiến triển tối đa trong vòng một ngày
  • Có hơn một cơn viêm khớp cấp
  • Viêm khớp ở một khớp
  • Đỏ vùng khớp
  • Sưng, đau khớp bàn ngón chân I
  • Viêm khớp bàn ngón chân I ở một bên
  • Viêm khớp cổ chân một bên
  • Nốt tophi nhìn thấy được
  • Tăng acid uric máu (nam ≥ 420 mmol/l, nữ ≥ 360 mmol/l)
  • Sưng đau khớp không đối xứng
  • Nang dưới vỏ xương, không có hình khuyết xương trên X-quang
  • Cấy vi khuẩn âm tính.

Triệu chứng bệnh gút

Nguyên nhân bệnh gút
Triệu Chứng Bệnh Gout

Triệu chứng bệnh gout thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính.

Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm:

  • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
  • Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
  • Khớp sưng đỏ
  • Vùng xung quanh khớp ấm lên

Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

  • U cục tophi. Bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.
  • Tổn thương khớp. Nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.
  • Sỏi thận. Nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp. Mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.

Ở giai đoạn nặng , bệnh gút sẽ có những chuyển biến đáng lo ngại. Như xuất hiện các u cục tây y gọi là hạt tophi ở khớp hay xung quanh khớp. Các hạt tophi này chính là tinh thể của muối urat tích tụ ở các mô mềm. Gây ra khiến người bệnh đau nhức. Đặc biệt nếu các hạt tophi này vỡ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng máu. Nếu không kiểm soát được thì phải cắt bỏ chi

Nguyên lý điều trị bệnh Gout là gì?

Nguyên nhân bệnh gút
Nguyên Tắc điều Trị Bệnh Gut

Theo bác sĩ chuyên khoa. Nguyên tắc cần biết trong điều trị bệnh gout là chống viêm khớp trong đợt cấp. Dự phòng đợt cấp tái diễn và hạ acid uric máu sau khi đã qua đợt cấp. Tất cả đều dựa vào chế độ ăn uống, dùng thuốc để giảm tổng hợp hoặc tăng đào thải acid uric. Những người bị tăng acid uric máu. Nhưng không có biểu hiện viêm khớp thì chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống mà chưa cần phải dùng thuốc.

“Điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh để tránh diễn biến nặng. Người bệnh cần phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của thầy thuốc về chế độ điều trị. Bao gồm thuốc men và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi”, bác sĩ Thành nói.

Người bị gout mạn tính cần được kiểm tra chức năng thận và sỏi thận định kỳ. Béo phì là một yếu tố làm tăng nặng. Do đó, các người bệnh kèm béo phì cần phải cố gắng giảm cân thông qua chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao.

Một số trường hợp được điều trị bằng phẫu thuật như cắt bỏ khối u tophi. Vì khối u quá lớn gây mất thẩm mỹ hoặc ảnh hưởng khả năng đi lại. Khi khớp đã bị bệnh gout phá hủy hoàn toàn, cần mổ nội soi cắt lọc hoạt mạc viêm. Nạo bỏ các tinh thể urate trong khớp, thay khớp nhân tạo.

Điều trị cơ bản cụ thể

Chế độ ăn uống – sinh hoạt cho người bị gout

Nhóm Thực Phẩm Không Dành Cho Bệnh Gout
Nhóm Thực Phẩm Không Dành Cho Bệnh Gout
  • Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua, … Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150 gram mỗi ngày.
  • Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày
  • Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, chấn thương, …

Điều trị nội khoa

  • Thuốc kháng viêm: dùng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm
  • Thuốc giảm acid uric máu: dùng trong giai đoạn mãn tính để tránh tái phát cơn gout cấp

Điều trị ngoại khoa

  • Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:
  • Gout kèm biến chứng loét
  • Bội nhiễm nốt tophi
  • Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ
  • Khi phẫu thuật cần dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp và kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Liệu trình điều trị Thuốc Tây Y viện 108

Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs)

Được ưu tiên ở bệnh nhân không có các bệnh lý khác đi kèm, nên chọn loại có tác dụng nhanh bắt đầu với liều cao trong 2-3 ngày đầu và giảm liều trong khoảng 2 tuần.

Corticosteroid

Sử dụng ở những bệnh nhân mà không thể dùng NSAIDs hoặc colchicin do không dung nạp hoặc chống chỉ định, có thể dùng đường uống, tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm vào khớp. Có thể dùng prednisolon liều 20 – 50 mg từ 1-3 ngày, sau đó giảm liều trong 2 tuần.

Colchicin

Điều Trị Gút Colchicine
Điều Trị Gút Colchicine

Hiện nay colchicin là lựa chọn thứ 2 trong điều trị gút cấp vì cửa sổ trị liệu hẹp và độc tính của thuốc. Liều colchicin trong điều trị cơn gút cấp được khuyến cáo 0,5 mg x 3 lần/ngày. Ở bệnh nhân có độ lọc cầu thận GFR < 50ml/ph nên giảm nửa liều, không nên dùng ở những bệnh nhân có GFR < 10ml/ph, rối loạn chức năng gan, tắc mật, …

Điều trị hạ acid uric máu.

Bắt đầu với liều thấp, tăng liều dần và sử dụng liên tục, lâu dài để đạt được mức acid uric máu mục tiêu (< 5-6 mg/dl). Có ba nhóm thuốc hạ acid uric máu:

Nhóm ức chế tổng hợp acid uric. (Allopurinol).

Nhóm ức chế tổng hợp acid uric. (Allopurinol).
Nhóm ức chế tổng hợp acid uric. (Allopurinol).
  • Cơ chế. Ữc chế men xanthinoxydase, do đó ức chế chuyển hypoxanthin thành xanthin.
  • Chỉ định. Ở bệnh nhân có tăng sản xuất acid uric, bệnh gút có tăng đào thải acid uric qua thận. Bệnh thận hoặc sỏi thận do acid uric, có suy giảm chức năng thận (GFR < 50mml/ph), bệnh nhân không dung nạp với thuốc làm tăng thải acid uric qua đường niệu và những bệnh nhân có nguy cơ bị hội chứng hủy khối u trong quá trình điều trị bệnh ác tính.
  • Liều thường dùng: 300mg/mg, dùng 1 lần trong ngày; có thể tăng đến liều 800mg/ng.
  • Tác dụng phụ. Rối loạn tiêu hóa và nổi mẩn ngứa ở da.

Nhóm thuốc làm tăng thải acid uric qua nước tiểu.

  • Cơ chế: tăng thải acid uric ở cầu thận và ức chế tái hấp thu ở ống thận.
  • Chỉ định: khi không dung nạp được với tác dụng phụ của allopurinol.
  • Thuốc thường dùng là probenecid bắt đầu với liều 250mg x 2 lần/ngày và tăng liều mỗi tuần đến 3g/ngày để đạt mức acid uric máu mục tiêu hoặc thuốc sunfinpyrazon liều khởi đầu 100 mg x 2 lần/ngày, tăng đến 200mg x 2 lần/ngày.

 Thuốc làm tiêu acid uric

Urocozyme có tác dụng chuyển acid uric thành allantoine hòa tan. Được chỉ định trong trong trường hợp tăng aicd uric cấp trong các bệnh về máu.

Điều trị phòng ngừa cơn gút cấp khi dùng thuốc hạ acid uric máu. Colchicin là thuốc đươc lựa chọn đầu tiên.