Triệu Chứng Của Bệnh Trĩ Nội Thường Gặp [Chi Tiết A-Z] 2020

Trĩ hiện nay trở thành căn bệnh phổ biến và nhiều người dễ mắc phải. Vì vậy, những triệu chứng của bệnh trĩ nội dưới đây sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả.

Bệnh trĩ nội là gì?

triệu chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội tên tiếng anh là Internal Hemorrhoids, khi mắc bệnh trĩ nội, bên trong hậu môn của người bệnh xuất hiện những búi trĩ khiến chảy máu, đau, rát khi bệnh nhân đại tiện.

Thông thường, bệnh trĩ thường được chia ra làm hai loại: trĩ nội và trĩ ngoại. So với trĩ ngoại thì việc điều trị trĩ nội gặp nhiều khó khăn hơn.

Đối với một số người bệnh, các búi trĩ có thể trồi ra ngoài hậu môn và có thể tự co trở lại bên trong nhưng khi bệnh tình nặng hơn thì các búi trĩ không thể thụt vào được.

Về mặt y khoa, vị trí của búi trĩ ở trên phần đường lược, bề mặt cũng chính là niêm mạc của ống hậu môn. Khi bị bệnh trĩ nội, bệnh nhân có hiện tượng chảy máu, nghẹt, sa trĩ và viêm da xung quanh vùng hậu môn.

Nguyên nhân trĩ nội

triệu chứng của bệnh trĩ
Nguyên nhân trĩ nội

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn có thể bị mắc bệnh trĩ nội, bao gồm:

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn ít chất xơ và quá nhiều đồ ăn cay nóng.
  • Thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Táo bón.
  • Vệ sinh không sạch sẽ.
  • Áp lực và căng thẳng

Những triệu chứng của bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội có những triệu chứng đặc trưng mà khi người bệnh phát hiện mình mắc phải tình trạng này, tuyệt đối không nên chủ quan.

Đại tiện ra máu

Đại tiện ra máu
Đại tiện ra máu

Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ nội, và thường ở giai đoạn 1 và 2. Ngoài ra, đó còn là dấu hiệu của những căn bệnh khác.

Thông thường, đại tiện ra máu thường không gây đau đớn, máu chảy ra có màu đỏ tươi, và chảy thành từng giọt hay tia. Máu có thể lẫn trong phân, hoặc phát hiện trên giấy vệ sinh sau khi đại tiện. Nếu mất máu nhiều sẽ khiến cho người bệnh bị thiếu máu.

Gây đau nhức

Gây đau nhức
Gây đau nhức

Thông thường bệnh trĩ nội không gây đau nhức, nhưng sẽ có lúc người bệnh cảm thấy tức phần hậu môn hoặc khó đi đại tiện.

Đối với trường hợp bị sưng, viêm, búi trĩ nếu bị lồi ra mà không kịp trở về vị trí sẽ càng đau hơn. Nếu tắc nghẽn sẽ bị hoại tử hậu môn, gây sưng viêm.

Chảy dịch nhầy

Chảy dịch nhầy
Chảy dịch nhầy

Khi trĩ nội ở giai đoạn cuối, niêm mạc trực tràng chịu nhiều kích thích của búi trĩ, gây chảy nhiều dịch. Do phần hậu môn cơ vòng mở rộng nên có dịch chảy ra từ hậu môn. Nếu bị nhẹ sẽ chảy ra khi đại tiện, còn bị nặng sẽ chảy ra kể cả khi không đại tiện. Lúc này búi trĩ đã lớn hơn và phải dùng tay để đẩy vào.

Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài hậu môn, gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến công việc cũng như đời sống hằng ngày.

Nhận biết triệu chứng của bệnh trĩ nội qua các cấp độ bệnh

cấp độ bệnh
Triệu chứng của bệnh trĩ nội qua các cấp độ bệnh

Bệnh trĩ nội có 4 độ và mỗi độ sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau.

Trĩ nội độ 1: Các búi trĩ lúc này còn rất nhỏ và nằm sâu bên trong hậu môn, nên người bệnh không thể quan sát hay sờ vào búi trĩ. Và chỉ có thể phát hiện bệnh qua thăm khám.

Trĩ nội độ 2: Các búi trĩ lúc này có kích thước lớn dần, và sa ra ngoài hậu môn nếu người bệnh rặn mạnh, nhưng dễ dàng tụt vào trong hậu môn.

Trĩ nội độ 3: Búi trĩ có kích thước rất lớn, khi đi đại tiện, búi trĩ sẽ lọt ra ngoài nhưng không tự động chui vào hậu môn, mà người bệnh phải dùng tay đẩy vào.

Trĩ nội độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Búi trĩ lúc này đã sa hẳn ra ngoài hậu môn, không thể dùng tay ấn vào được nữa, gây nghẹt hậu môn. Các búi trĩ này dễ bị tổn thương, viêm, sưng đau. Ở giai đoạn này cần điều trị sớm nếu không sẽ gây nhiễm trùng máu và nhiều tác hại nguy hiểm.

Điều trị bệnh trĩ nội

Với người mắc trĩ nội ở giai đoạn đầu, phương pháp phổ biến nhất để điều trị bệnh trĩ nội chính là thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Kèm theo đó là sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị và giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng các biện pháp dân gian

Chữa trĩ bằng rau diếp cá

rau diếp cá
Chữa trĩ bằng rau diếp cá

Đây là cách chữa trĩ đang được rất nhiều người bệnh quan tâm và điều trị. Ngoài rau diếp cá có tính mát, rất bổ dưỡng cho sức khoẻ, song rau diếp cá còn hỗ trợ chữa trĩ hiệu quả.

Bạn có thể dùng rau diếp cá say nguyễn thành nước để uống hoặc bạn có thể giã nát, dùng để đắp trực tiếp lên các búi trĩ. Việc này nếu làm đều dặn sẽ giúp giảm đau, ngứa của búi trĩ, đồng thời cũng sẽ giúp teo nhỏ búi trĩ.

Đu đủ giúp điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả

Đu đủ
Đu đủ giúp điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả

Sử dụng đu đủ chín để ăn trực tiếp hoặc nấu thành những món ăn ưa thích sẽ giúp nhuận tràng, tránh được tình trạng táo bón, giảm thiểu được sự hình thành búi trĩ nội.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng đu đủ xanh để đắp trực tiếp lên các búi trĩ, bạn nên lựa chọn đu đủ xanh có nhiều nhựa sẽ giúp có hiệu quả điều trị cao hơn.

Cách chữa trĩ nội bằng lá trầu không

lá trầu không
Cách chữa trĩ nội bằng lá trầu không

Lá trầu không không còn quá xa lạ với chúng ta, vì vậy việc tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn. Bạn hãy dùng 1 nắm nhỏ lá trầu không, đem đi rửa sạch rồi cho vào một nồi nước đun sôi, sau đó bạn hãy dùng hỗ hợp này để xông hậu môn

Bạn có thể xông hậu môn một ngày khoảng từ 2 đến 3 lần, kiên trì thực hiện sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ gây ra.

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc

Thuốc hiện nay có 3 dạng chính để chữa trĩ đó là dạng uống, dạng bôi và đặt hậu môn.

triệu chứng của bệnh trĩ
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc

Thuốc đặt hậu môn

Thuốc đặt sẽ có tác dụng trực tiếp với bệnh trĩ nội độ 1, 2 hoặc trĩ nội độ 3. Việc này sẽ xấm lấn trực tiếp tới các búi trĩ, khiến các búi trĩ teo nhỏ, giảm sự hình thành và sa trĩ.

Tuy nhiên, loại thuốc này cũng sẽ có thể có tác dụng phụ như mẩn đỏ, ngứa vùng hậu môn. Vì vậy bạn cần phải làm theo đúng sự chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ để việc điều trị trĩ được an toàn, hiệu quả.

Thuốc bôi

Đây là loại thuốc phù hợp cho trĩ nội nặng, có biểu hiện sa trĩ hoặc có thể dùng với bệnh trĩ ngoại. Thuốc sẽ có tác dụng chủ yếu là giảm đau, rát ở vùng hậu môn cho người bệnh.

Đồng thời cũng sẽ ngăn chặn các búi trĩ phát triển. Tuy nhiên, cũng giống với thuốc đặt, khi sử dụng thuốc bôi chữa bệnh trĩ nội thì cũng sẽ có các tác dụng phụ, có thể bị sốt nhẹ

Thuốc uống

Thuốc uống sẽ vừa làm giảm đau cho người bị bệnh trĩ thì thuốc này còn có thể giúp các niêm mạc hậu môn bền vững hơn, từ đó có thể ngăn chặn sa trĩ. Ngoài ra, thuốc uống cũng sẽ giúp làm mềm phân, giảm được tình trạng táo bón – là nguyên nhân gây bệnh trĩ chính.

Việc sử dụng cả 3 loại thuốc trên sẽ cho bạn một kết quả điều trị bệnh trĩ rất tốt, sẽ làm giảm được các tác dụng phụ của thuốc bôi và thuốc đặt mang lại. Tuy nhiên, việc sử dụng cùng lúc cần phải theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng, rất có thể sẽ làm bệnh trĩ trở nên nặng hơn, khó chữa hơn.

Chữa trĩ nội bằng phương pháp Tây y

Phương pháp Tây y trong điều trị bệnh trĩ được phân ra làm 2 loại là nội khoa và ngoại khoa (sử dụng thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt trĩ).

phẫu thuật trĩ
Chữa trĩ nội bằng phương pháp Tây y

Điều trị nội khoa

Là phương pháp sử dụng các loại thuốc để chữa bệnh. Các loại thuốc Tây y để chữa trĩ nội gồm có: thuốc uống (Phenylephrine, Epinephrine, Norepinephrine), thuốc bôi (Proctolog, Cotri pro, Titanoreine) hoặc thuốc đặt (Avenoc, Witch Hazel, Calmol).

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được kê 1 số loại thuốc kháng sinh giảm viêm (Penicillin, Aspirin, Acetaminophen) hoặc thuốc giảm đau (Trimebutin, Medicone)

Điều trị bằng thủ thuật

  • Bao gồm chích xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại…
  • Phẫu thuật cắt trĩ: Có nhiều phương pháp như: Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, phẫu thuật cắt từng búi trĩ, phương pháp Longo, khâu treo trĩ bằng tay, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler…

Phòng ngừa bệnh Trĩ nội

Nguyennhanbenhtri10
Bổ sung nhiều rau xanh để phòng ngừa bệnh Trĩ nội

Để phòng ngừa bệnh trĩ nội, cách tốt nhất là giữ cho phân mềm khi đi qua lỗ hậu môn. Có thể kể đến một số biện pháp để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ sau:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ như: trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám… giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân.
  • Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
  • Bổ sung chất xơ không kê đơn, chẳng hạn như Metamucil và Citrucel đểcải thiện các triệu chứng và giảm chảy máu từ búi trĩ, giúp giữ phân mềm và đi cầu đều đặn mỗi ngày.
  • Hạn chế rặn mạnh khi đi vệ sinh để tránh tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Đi vệ sinh ngay khi có cảm giác mắc.
  • Tập thể dục mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu.
  • Hạn chế ngồi lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn

Có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ nội, nhưng mỗi người bệnh lại phù hợp với một phương pháp điều trị khác nhau. Bạn nên tự mình lựa chọn một phương pháp điều trị hợp lí và hiệu quả nhất cho chính bản thân mình.

Hãy thường xuyên lắng nghe cơ thể và áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội thật lành mạnh bạn nhé!