Viêm cột sống dính khớp nguy hiểm không? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa

Viêm cột sống dính khớp là căn bệnh mang rất nhiều nguy hiểm khi số người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Hãy cùng tìm hiểu căn bệnh này ngay nhé!

Viêm cột sống dính khớp là gì?

Viêm Cột Sống Dính Khớp
Viêm Cột Sống Dính Khớp

Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý viêm mạn tính kéo dài đặc trưng bởi tình trạng đau. Tổn thương khớp cùng chậu, cột sống và các khớp chi dưới. Bệnh khiến một số đốt sống dính lại với nhau. Làm sưng lên dẫn đến việc khó cử động làm gù, vẹo, tàn phế.

Trong một số trường hợp, bệnh còn ảnh hưởng đến các khớp khác. Trong cơ thể như khớp háng, khớp gối, bàn chân, dây chằng. Đôi khi còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tim, gan, phổi.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh là gì?

Cơn đau thường bắt đầu từ khớp xương vùng chậu
Cơn đau thường bắt đầu từ khớp xương vùng chậu

Triệu chứng của viêm cột sống thường bắt đầu bằng những cơn đau lưng. Các đặc điểm của những cơn đau này bao gồm:

  • Cơn đau tệ nhất thường vào buổi tối và sáng sớm. Thường kèm theo triệu chứng đau cứng khớp. Bệnh nhân có thể bị thức giấc lúc nửa đêm do khó chịu vì những cơn đau.
  • Cơn đau thường bắt đầu từ khớp xương vùng chậu (giữa xương chậu và cột sống). Theo thời gian, cơn đau có thể lan ra một phần hoặc tất cả các vùng ở cột sống.
  • Đau và cứng khớp. Đau liên tục và cứng ở lưng, mông, hông. Triệu chứng này thường kéo dài hơn ba tháng. Đau nhiều vào buổi sáng và sau một thời gian ít vận động.
  • Hợp nhất xương bất thường. Viêm cột sống dính khớp có thể gây ra sự phát triển quá mức của xương. Làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động của người bệnh. Sự kết hợp của xương sườn với cột sống hoặc xương ức.
  • Phần dưới xương sống của bệnh nhân sẽ trở nên kém linh hoạt. Theo thời gian, bệnh nhân có thể bị khòm lưng về phía trước.
  • Các bộ phận khác của cơ thể bệnh nhân cũng có thể bị đau nhức và tê cứng, bao gồm:
  • Các khớp giữa xương sườn và xương ức.
  • Sưng và đau ở các khớp vai, đầu gối và mắt cá chân.
  • Sưng ở mắt.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng thường cảm thấy mệt mỏi khi mắc viêm cột sống.

Những triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Biếng ăn;
  • Sốt nhẹ;
  • Giảm cân.
  • Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân viêm cột sống dính khớp

Tổng hợp nguyên nhân viêm cột sống dính khớp

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM). Nguyên nhân gây viêm cột sống dính khớp rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là do những yếu tố sau:

  • Yếu tố di truyền. Theo nghiên cứu, gen di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm cột sống dính khớp. Nếu gia đình có người thân mắc bệnh thì khả năng sẽ cao gấp 6 lần người bình thường.
  • Yếu tố môi trường. Nhiễm khuẩn từ vi trùng, vi khuẩn có trong môi trường. Cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm khớp và dẫn đến viêm cột sống dính khớp.
  • Sinh hoạt, làm việc không khoa học. Thường xuyên làm việc nặng, ngủ nghỉ không đúng tư thế, ngồi/đứng quá lâu một chỗ, lười vận động,… cũng có thể gây viêm cột sống dính khớp.
  • Lạm dụng chất kích thích. Rượu bia, thuốc lá là những tác nhân khiến tình trạng viêm cột sống dính khớp trong cơ thể nặng hơn. Vì thế nếu lạm dụng chất kích thích sẽ khiến cột sống xơ cứng, viêm nhiễm.
  • Các nguyên nhân viêm cột sống dính khớp khác. Thừa cân, thiếu ngủ, stress kéo dài,… cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình gây bệnh.

Chẩn đoán viêm cột sống dính khớp lâm sàng

Chuẩn đoán Viêm Cột Sống Dính Khớp
Chuẩn đoán Viêm Cột Sống Dính Khớp
  • Triệu chứng sớm nhất, thường là đau tại cột sống thắt lưng hoặc vùng lưng-thắt lưng. Đau kiểu viêm, kèm theo hiện tượng cứng cột sống.
  • Viêm khớp cùng chậu biểu hiện bởi hiện tượng đau tại vùng mông, một hoặc hai bên.
  • Viêm khớp. Thể điển hình, thường biểu hiện viêm các khớp gốc chi đối xứng hai bên (khớp háng, khớp gối chiếm 20%). Đôi khi giai đoạn sớm chỉ biểu hiện viêm một khớp, lúc này cần chẩn đoán phân biệt với viêm khớp nhiễm khuẩn, đặc biệt là lao khớp.
  • Viêm các điểm bám tận của gân thường gặp nhất tại gân Achilles, cân gan chân.
  • Viêm kết mạc mắt và các triệu chứng tiêu hóa gặp khoảng 5-10% (tiêu chảy,đau bụng, xuất huyết).

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu. Có các dấu hiệu viêm như tăng tốc độ lắng máu, tăng CRP.Kháng nguyên hoà hợp mô HLA-B27 dương tính ở 80-90% bệnh nhân viêm cột sống dính khớp.

Chẩn đoán hình ảnh:

Hình ảnh viêm khớp cùng chậu: trên phim chụp X-quang thường quy:

  • Giai đoạn 1. Mất chất khoáng của bờ khớp, khe khớp cùng chậu rộng.
  • Giai đoạn 2. Hình ảnh bào mòn, hình ảnh tem thư ở rìa khớp.
  • Giai đoạn 3: Đặc xương ở bờ khớp, dính một phần khớp cùng- chậu.
  • Giai đoạn 4: Dính khớp cùng chậu hoàn toàn.Ở giai đoạn sớm, khi X quang thường quy chưa phát hiện được tổn thương, chụp cộng hưởng từ khung chậu giúp chẩn đoán sớm viêm khớp cùng chậu.

Ở giai đoạn sớm, tổn thương cột sống có thể được phát hiện trên cộng hưởng từ.

Chẩn đoán xác định

Kết hợp triệu chứng lâm sàng, hình ảnh viêm khớp cùng chậu trên X quang thường quy (hoặc trên cộng hưởng từ nếu nghi ngờ chẩn đoán mà biểu hiện trên X quang thường quy chưa rõ ràng) và nếu có thể, nên xét nghiệm HLA-B27.

Chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán New York. Sửa đổi năm 1984 gồm có các triệu chứng lâm sàng và X quang.

  • Tiêu chuẩn lâm sàng (ít nhất có một yếu tố):
  • Đau thắt lưng 3 tháng trở lên, cải thiện khi luyện tập, không giảm khi nghỉ.
  • Hạn chế vận động cột sống thắt lưng cả tư thế cúi và nghiêng.
  • Giảm độ giãn lồng ngực (dưới hoặc bằng 2,5 cm).
  • Tiêu chuẩn X quang

Viêm khớp cùng chậu giai đoạn ≥ 2, nếu biểu hiện viêm cả hai bên.Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn X quang và ít nhất một yếu tố thuộc tiêu chuẩn lâm sàng.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm cột sống dính khớp thể cột sống: cần phân biệt với bệnh Forestier. Đặc điểm của bệnh này là có xơ hóa dây chằng quanh đốt sống, có cầu xương song không có hiện tượng viêm. Ngoài ra, các cầu xương trong bệnh Forestier thường thô, không thanh mảnh như trong bệnh viêm cột sống dính khớp.

Viêm cột sống thể phối hợp. Đôi khi giai đoạn sớm triệu chứng viêm tại khớp chỉ biểu hiện tại một khớp duy nhất. Rất hay gặp viêm tại khớp háng một bên. Trường hợp này cần chẩn đoán phân biệt với lao khớp háng.

Cách điều trị viêm cột sống dính khớp

Hiện nay, không có cách trị bệnh mà chỉ có những biện pháp điều trị giảm triệu chứng, cải thiện chức năng. Việc điều trị chỉ làm giảm đau, cứng khớp, duy trì tư thế thốt, ngăn ngừa dị tật và bảo tồn khả năng thực hiện được các hoạt động bình thường.

Một số biện pháp thường được áp dụng để điều trị triệu chứng và cải thiện chức năng gồm:

Vật lý trị liệu

Can thiệp sớm bằng vật lý trị liệu là rất quan trọng để duy trì chức năng và giảm thiểu biến dạng.

  • Luyện tập thể dục
  • Tập thể dục hàng ngày giúp giảm cứng khớp, tăng cường cơ bắp quanh khớp và ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ khuyết tật.
  • Các bài tập thở sâu có thể giúp giữ cho lồng ngực linh hoạt.
  • Bơi lội là một hình thức tập thể dục tuyệt vời cho những người bị viêm khớp mắt cá chân.

Viêm cột sống dính khớp uống thuốc gì?

Thuốc chống viêm không steroid

điều trị bằng thuốc Tây y
Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc xương khớp là lựa chọn đầu tiên được bác sĩ chỉ định cho người bệnh có triệu chứng đau và cứng khớp. Nếu tình trạng viêm kéo dài thì có thể được dùng trong thời gian dài. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến tim mạch, thận và dạ dày.

Các loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng gồm:

  • Celecoxib 200 – 400mg/ngày, uống duy trì liều 200 mg hàng ngày
  • Meloxicam 7,5- 15 mg/ngày
  • Diclofenac 75 mg/ngày
  • Etoricoxib 60 -90 mg/ngày

Thuốc giảm đau

Kết hợp uống thuốc giảm đau như paracetamol hoặc các dạng kết hợp theo sơ đồ dùng thuốc giảm đau của WHO.

  • Thuốc giãn cơ
  • Loại thuốc thường được sử dụng gồm:
  • Eperisone (50mg x 3 lần/ngày)
  • Thiocolchicoside (4mg x 3 lần/ngày)
  • Glucocorticoids

Tiêm corticosteroids tại chỗ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp. Người bệnh bị viêm cột sống ở các khớp ngoại biên hoặc các điểm bám gân kéo dài.

Lưu ý:

  • Nếu tại vị trí khớp háng thì cần tiêm dưới hướng dẫn của siêu âm.
  • Không điều trị corticosteroid toàn thân.
  • Thuốc thấp khớp làm biến đổi bệnh – DMARD

Bao gồm các loại thuốc như:

  • Methotrexat, sulfasalazine không chỉ định cho người bệnh thể cột sống đơn thuần.
  • Sulfasalazine: chỉ định cho người bệnh có triệu chứng viêm khớp ngoại biên. Liều lượng 500 mg x 2 viên mỗi ngày. Sau tăng dần liều dựa vào đáp ứng lâm sàng của người bệnh. Thường duy trì 2.000 mg chia 2 lần, hàng ngày và uống sau khi ăn.

Điều trị bằng chế phẩm sinh học: kháng TNFα

Theo khuyến cáo của ASAS. Thuốc kháng TNF chỉ định dùng trong trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, mặc dù đã được điều trị.

  • Viêm cột sống dính khớp thể cột sống: Sử dụng thuốc kháng TNF, thuốc chống viêm không steroid. Tuyệt đối không kết hợp với nhóm thuốc DMARD kinh điển. Nếu người bệnh đáp ứng kém với kháng TNF ban đầu thì chuyển sang kháng TNF thứ hai.
  • Tiêm Etanercept 50mg dưới da 1 lần/tuần hoặc tiêm dưới da 25mg x2 lần/tuần.
  • Hoặc Infliximab 3-5mg/kg truyền tĩnh mạch/4-8 tuần. Adalimumab 40mg tiêm dưới da mỗi 2 tuần.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo có thể là một lựa chọn điều trị trong trường hợp bị bệnh khớp tiến triển ảnh hưởng đến hông hoặc đầu gối.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị khác

Massage bấm huyệt
Massage bấm huyệt
  • Không hút thuốc lá vì hút thuốc làm tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Ngủ trên một tấm nệm chắc chắn với lưng thẳng.
  • Không nên sử dụng gối cao, vì nó có thể thúc đẩy phản ứng tổng hợp cổ ở vị trí uốn cong.
  • Không nên gác chân lên gối vì nó có thể dẫn đến phản ứng tổng hợp hông hoặc đầu gối ở vị trí uốn cong.
  • Chọn ghế, bàn và các bề mặt làm việc giúp tránh bị trượt hoặc cúi xuống
  • Tránh tác động đột ngột, chẳng hạn như nhảy hoặc ngã.

Những thông tin về viêm cột sống dính khớp trên đây, hi vọng giúp ích cho bạn. Bạn có thể tham khảo từ đó các cách điều trị và phòng ngừa phù hợp, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn.