Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Điều Trị Như Nào Cho Hiệu Quả ? [2020] Từ A-Z

Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào từ trẻ cho đến già. Cũng gây ra nhiều biến chứng sau này nếu không điều trị kịp thời sau này

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

bệnh viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là biểu hiện tại chỗ ở mũi của bệnh dị ứng toàn thân do niêm mạc mũi trở nên quá nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh (dị nguyên), khi niêm mạc mũi tiếp xúc với dị nguyên thì gây phản ứng quá mẫn tại hốc mũi. Triệu chứng cứ tái diễn, chỉ cần tiếp xúc với dị nguyên là xuất hiện bệnh.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

bệnh viêm mũi dị ứng
Bụi nhà

Các dị nguyên thường gặp trong cuộc sống:

  • Bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, thuốc lào, các loại hóa chất, các loại mỹ phẩm, các loại sơn, vôi,…
  • Các thức ăn theo đường tiêu hóa như hải sản, tôm, cua…
  • Các thuốc trong điều trị y học, gây tê, gây mê, kháng sinh…
  • Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường… là yếu tố gây viêm mũi dị ứng
  • Các nhân tố khác như độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mạn tính (lò viêm) ở xoang mũi, amidan, răng, lợi miệng…
  • Ngoài ra, yếu tố để bệnh phát triển thuận lợi đó chính là bất thường cấu trúc của mũi, vách ngăn như vẹo, gai, mào vách ngăn.

Một số yếu tố tiền sử của gia đình cũng là nguyên nhân gây bệnh:

  • Trong gia đình có người bị hen, nổi mề đay, những cá nhân bị dị ứng dễ nhạy cảm kích thích với các yếu tố ngoại lai, dị nguyên.
  • Tiểu sử gia đình có người hay bị dị ứng, nếu các bà mẹ bị dị ứng thì con cái có thể bị dị ứng.

Triệu chứng, biểu hiện viêm mũi dị ứng

bệnh viêm mũi dị ứng
Ngạt mũi, hắt hơi

Viêm mũi dị ứng có các biểu hiện chính như sau:

  • Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi (thông thường là chảy mũi loãng trong)
  • Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai
  • Đau họng và khạc đàm kéo dài
  • Ho khan
  • Cảm giác giống người bị “cảm” kéo dài
  • Bị rối loạn giấc ngủ, có thể có hiện tượng ngáy
  • Mất mùi và mất vị giác, khó tập trung
  • Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt.

Yếu tố gia tăng bệnh viêm mũi dị ứng

bệnh viêm mũi dị ứng
Thời tiết trở lạnh

Có một số nguy cơ khiến cho tình trạng viêm mũi dị ứng của bạn trở nên tệ hơn, ví dụ như:

  • Chất hóa học
  • Thời tiết trở lạnh
  • Độ ẩm không khí
  • Gió
  • Ô nhiễm không khí
  • Keo xịt tóc
  • Các loại nước hoa
  • Khói từ gỗ bị đốt cháy
  • Nước hoa.

Bệnh viêm mũi dị ứng điều trị bằng tự nhiên

Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng lá lốt

bệnh viêm mũi dị ứng
Lá lốt

Trong tinh dầu lá lốt chứa một số hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, dược liệu này cũng giúp kháng viêm, giảm đau nhức mũi.

Dân gian có 4 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt như sau:

  • Cách 1: Dùng lá lốt tươi rửa sạch, vò nát rồi nhét trực tiếp vào lỗ mũi mỗi ngày 2 lần
  • Cách 2: Say lá lốt lấy nước cốt nhỏ vào mũi giúp chống nghẹt mũi, làm thông thoáng lỗ mũi
  • Cách 3: Nấu lá lốt với 1 – 2 lít nước. Dùng nước này để xông hơi trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
  • Cách 4: Phơi khô lá lốt, tán thành bột mịn dùng thổi vào trong mũi.

Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý

bệnh viêm mũi dị ứng
Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là dung dịch natri clorid 0,9% (tương ứng với nồng độ dịch trong cơ thể) thường được dùng để súc miệng, xịt và rửa mũi khi bị dị ứng.

Nó có tác dụng cuốn trôi đi các tác nhân gây viêm mũi, đồng thời làm sạch, giúp thông thoáng vô cùng hiệu quả.

Các bước thực hiện:

  • Làm sạch tay và dụng cụ xịt trước khi thực hiện.
  • Đổ nước muối sinh lý đã pha sẵn vào dụng cụ.
  • Cho vòi xịt vào khoang mũi, nếu xịt bên phải thì đầu đang nghiêng qua trái khoảng 45 độ, ngược lại xịt bên trái thì nghiêng đầu sang phải.
  • Lượng nước muối xịt vào mũi vừa phải, không quá nhiều cũng không quá ít; tránh trường hợp chảy qua các khoang khác như tai, miệng. Thực hiện thao tác này mỗi bên 2 lần, lưu ý trong lúc xịt nên há miệng to để tránh chảy xuống tai.
  • Cuối cùng, hãy hỉ nhẹ mũi để dịch chảy ra ngoài.
  • Người bệnh nên kiên trì thực hiện phương pháp này 2 lần/ ngày, chỉ sau vài ngày sẽ thấy hiệu quả đáng kể, tình trạng nghẹt mũi, ngứa ngáy hay sưng viêm sẽ không suy giảm rõ rệt.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng gừng

Gừng
Gừng

Từ lâu, gừng được biết đến với công dụng làm ấm cơ thể, trị cảm cúm, chống viêm, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư… Bên cạnh đó, gừng còn là một “thần dược” trong hỗ trợ điều trị viêm mũi do thời tiết.

Trường hợp người bệnh hắt hơi, chảy mũi liên tục chỉ cần nhai trực tiếp 1 lát gừng tươi hoặc ngâm vào nước ấm uống sẽ thấy hiệu quả tức thì.

Do các hoạt chất bay hơi của gừng có tác dụng kháng histamin hiệu quả, nhanh chóng hơn bất kì loại thuốc nào.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Tỏi
Tỏi

Tỏi không chỉ là bài thuốc kháng sinh tự nhiên mà còn có công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ điều trị viêm mũi, các bệnh về đường hô hấp…

Trong tỏi chứa hàm lượng lớn acillin, alucogen và fitonxit có tác dụng chống viêm, tiêu diệt virus; vì vậy tỏi luôn được liệt kê vào những bài thuốc tự nhiên điều trị viêm mũi hiệu quả nhất.

Một số cách chữa viêm mũi bằng tỏi :

  • Lấy nước tỏi và mật ong trộn đều theo tỉ lệ 1:2, dùng bông thấm vào hỗn hợp và nhét vào mũi. Mỗi ngày, thực hiện khoảng 3 lần liên tục vài ngày sẽ thấy hiệu quả đáng kể.
  • Lấy nước tỏi và dầu vừng trông đều theo tỉ lệ 1:1, sau đó dùng bông gòn sạch thấm vào hỗn hợp và nhét vào mũi. Mỗi ngày, thực hiện 2-3 lần.
  • Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể bổ sung tỏi vào bữa ăn hằng ngày bằng cách ăn sống kèm với món chính. Mặc dù tỏi có mùi nồng hơi khó ăn, nhưng cách này có hiệu quả rất cao.

Bệnh viêm mũi dị ứng điều trị bằng thuốc

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Esha

Esha
Esha

Thành Phần

  • Phòng Phong
  • Tân di hoa
  • Bạch truật
  • Bạc hà
  • Kim ngân hoa
  • Bạch chỉ
  • Thương nhĩ tử
  • Hoàng kỳ

Công Dụng

  • Hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng , viêm xoang
  • Thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể
  • Kháng viêm, tiêu đàm, chống nghẹt mũi
  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Trị bệnh viêm mũi dị ứng Cẩm thảo dịch giao tán

Cẩm thảo dịch giao tán
Cẩm thảo dịch giao tán

Công Dụng

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang (cấp tính, mãn tính thể nặng, lâu năm, tái phát…)
  • Tiêu viêm, thông mũi, giảm tình trạng ngạt mũi, ngứa mũi, điếc mũi, nhức mũi, đau đầu.
  • Diệt khuẩn, diệt nấm, đào thải nhanh dịch mủ gây viêm.
  • Kích thích niêm mạc tăng xuất tiết, giúp khôi phục nhanh cơ chế sinh học tự nhiên của niêm mạc mũi…

Thành Phần

  • Chai xịt Thông Khiếu Dịch Xoang Tán: Dịch cây giao, Ngũ sắc, Thương nhĩ tử, Bối mẫu, Đại hoàng, Thanh thiên quỳ, Bạch chỉ và một số thảo dược khác.
  • Hộp uống Cẩm Thảo Dịch Giao Tán: Cao khô Tân di, Cao khô bạch chỉ, Cao khô thương nhĩ tử, Cao khô bạc hà, Cao khô hoàng kỳ,…và các phụ liệu khác.

Trị bệnh viêm mũi dị ứng Thông xoang tán

Thông xoang tán
Thông xoang tán

Thành Phần

  • Bạch chỉ
  • Tân di
  • Cảo bản
  • Phòng phong
  • Tế tân
  • Thăng ma
  • Xuyên khung
  • Cam thảo
  • Tá dược (Tinh bột, Magnesi stearat, talc): Vừa đủ 1 viên

Công Dụng

  • Điều trị viêm mũi, viêm xoang mạn tính và ngăn ngừa tái phát
  • Dùng cho bệnh nhân bị viêm xoang cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng có các biểu hiện như đau nhức ê ẩm vùng đầu, trán hoặc vùng mặt
  • Ngạt, tắc mũi, chảy nước mũi lúc đầu dịch loãng sau đặc và có màu vàng hoặc xanh
  • Ho từng cơn và khạc nhổ ra đờm có màu
  • Dùng cho người đang điều trị viêm mũi dị ứng do thời tiết thay đổi

Agera Extra

Agera Extra
Agera Extra

Thành phần

Cao ngũ sắc 100 mg; Cao Ké đầu ngựa 100 mg; Cao Kim ngân 60 mg; Cao Cúc hoa 80 mg; Cao Tân di hoa 60 mg Cao Bạch chỉ 80 mg; Cao Xuyên khung 50 mg; Cao Hoàng Kỳ 50 mg.

Phụ gia: Tinh bột sắn, lactose vừa đủ 1 viên.

Công dụng

  • Giúp thanh nhiệt.
  • Làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tính, hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, ho kéo dài.

Cơ chế tác dụng

  • Cây ngũ sắc (cây cứt lợn), là thảo dược quý chữa nhiều bệnh. Trong cây ngũ sắc có chứa hàm lượng tinh dầu cao, với tác dụng chữa dứt điểm viêm xoang, viêm mũi dị ứng, chống viêm, chống phù nề…
  • Cao Tân di hoa, Cao ké đầu ngựa là những loại cây thảo hỗ trợ điều trị viêm mũi, viêm xoang rất hiệu quả.

Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
  • Tránh tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
  • Chú ý giữ vệ sinh mũi: dùng nước muối sinh lý rửa mũi, tránh chọc ngoáy mũi làm mũi dễ bị tổn thương niêm mạc.
  • Thể dục thể thao rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng.
  • Tránh uống rượu bia hay thuốc lá vì nguy cơ gây bệnh viêm mũi dị ứng cũng như nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
  • Điều trị các bất thường cấu trúc ở mũi: vẹo, gai vách ngăn.
  • Tránh stress.
  • Khi thấy các dấu hiệu của bệnh, cần gặp Bác sĩ để có biện pháp điều trị bệnh sớm nhất, tránh làm bệnh trở nặng sẽ gây khó khăn hơn khi chữa trị.