Triệu chứng của bệnh gút là gì? Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả [2020]

Triệu chứng của bệnh gút bao gồm dấu hiệu gì? Cách nhận biết sớm bệnh Gút có thể khiến chúng ta có thời gian chữa trị bệnh dứt điểm nhanh nhất.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Gút

Bệnh gout là gì? Gút là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng axit uric trong máu, hình thành các tinh thể muối urat sắc nhọn tích tụ ở mô mềm quanh khớp, gây nên những đợt tấn công của viêm khớp cấp, đồng thời làm suy giảm chức năng thận.

Ăn uống thả ga

Chế độ ăn uống ít chất xơ, thường xuyên dung nạp thực phẩm giàu đạm và purin. Như: hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, nấm, măng… Làm tăng hàm lượng axit uric trong máu, dần dần sẽ hình thành tinh thể muối urat bao quanh các khớp. Gây ra những cơn gút cấp. Ngoài ra, một số thức ăn chế biến sẵn như: gà rán, xúc xích… Chứa nhiều dầu mỡ dễ gây béo phì, tạo điều kiện để bệnh gút phát triển.

Ngoài ra. Rượu bia chính là tác nhân gây ra bệnh gút.

Béo phì

Triệu chứng của bệnh gút
Thừa cân – béo phì

Theo các nhà khoa học, những trường hợp béo phì có nguy cơ mắc bệnh gút cao gấp 5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do họ thường xuyên dung nạp các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đạm… làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc chống bệnh lao… Làm ảnh hưởng tới chức năng của thận, giảm khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể và dễ gây bệnh gút.

Bệnh lý chuyển hóa

đái tháo đường type 2
Bệnh lý chuyển hóa

Những ngươi mắc một số bệnh lý như rối loạn lipid máu, tăng glucose máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… cũng dễ bị tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn tới bệnh gút.

Sinh hoạt không khoa học

Những người thường xuyên thức khuya, ăn uống không điều độ. Lười vận động dễ bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Tạo điều kiện để bệnh gút phát triển.

Biểu hiện của bệnh gút

Biểu Hiện Của Bệnh Gút
Biểu Hiện Của Bệnh Gút

Các dấu hiệu bệnh gút rất khó nhận biết bởi nó dễ bị nhầm lẫn với tình trạng viêm khớp khác. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh gút bạn cần phải biết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

  • Đau khớp dữ dội: Khi bị bệnh gút. Bạn sẽ thấy có những cơn đau dữ dội tại khớp. Đau mạnh nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ đầu tiên rồi giảm dần và hết sau khoảng 7 – 10 ngày.
  • Cơn đau khớp dữ dội về đêm: Khác với các bệnh viêm khớp. Đau do gút thường mạnh hơn về đêm và ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh.
  • Da bị đỏ, ngứa và bong tróc: Khi bị bệnh gút, bạn sẽ thấy các khớp bị đỏ. Trông giống như nhiễm trùng. Khớp có thể bị ngứa, da xung quanh bong tróc sau khi cơn đau gút thuyên giảm.
  • Gặp khó khăn khi vận động: Khi gút tấn công, bạn sẽ khó vận động, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
  • Cơn đau tái phát theo đợt: Gút sẽ hành hạ người bệnh theo từng đợt bất thường. Những đợt đau gút tái phát có thể cách nhau từ vài tháng tới vài năm tùy thuộc cách mà bạn kiểm soát bệnh.
  • Sốt: Vì các triệu chứng diễn biến ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Nên người bệnh còn cảm thấy các triệu chứng khác như: Ớn lạnh, sốt nhẹ và chán ăn, sức khỏe kém.

Đối tượng nguy cơ bệnh Gút (gút)

Đối Tượng Thường Xuyên Bị Gút
Đối Tượng Thường Xuyên Bị Gút

Tỷ lệ mắc bệnh gút là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi và phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh thường mắc bệnh này nhiều hơn. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

  • Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản
  • Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi
  • Uống nhiều bia trong thời gian dài
  • Béo phì
  • Gia đình có người từng bị gút
  • Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật
  • Tăng cân quá mức
  • Tăng huyết áp
  • Chức năng thận bất thường
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể như: Aspirin, Thuốc lợi tiểu, Thuốc hóa trị liệu, Các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine
  • Từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp
  • Mất nước

Triệu chứng của bệnh gút

Người bệnh gút thường có biểu hiện sưng, đau ở các khớp trên cơ thể. Thường thấy nhất là ở ngón chân cái. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột khiến bệnh nhân tỉnh ngủ và thường thức trắng đêm.

5 dấu hiệu, triệu chứng của bệnh gút thường thấy ở người bệnh gút. Là: đau, sưng, tấy đỏ, nóng và cứng khớp. Tùy thuốc vào tình trạng bệnh mà các triệu chứng bệnh gút được biểu hiện khác nhau. Cụ thể là:

Triệu chứng của bệnh gút giai đoạn đầu

Triệu chứng bệnh gút giai đoạn đầu
Triệu chứng bệnh gút giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn bệnh mới hình thành, hoặc biểu hiện của bệnh gút cấp. Các triệu chứng này kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần sau đó biến mất. Các dấu hiệu thường thấy là:

  • Đau nhức dữ dội. Thường xảy ra ở các khớp ngón chân và ngón tay, nhất là vào ban đêm, cơn đau có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ.
  • Sưng viêm, nóng đỏ các khớp. Đặc biệt ở đầu gối, mắt cá chân, ngón chân cái.
  • Vận động khó khăn. Do sự tổn thương và đau buốt ở bàn chân do sưng viêm, nên quá trình vận động của người bệnh gặp nhiều khó khăn, có khi không đi lại được.

Triệu chứng của bệnh gút giai đoạn cuối

Triệu Chứng Bệnh Gout
Triệu Chứng Bệnh Gout
  • Khi này tình trạng bệnh đã tiến triển rất nặng, các triệu chứng gút bộc lộ rõ ràng. 4 triệu chứng gút tiêu biểu ở giai đoạn này là:
  • Xuất hiện các hạt tophi
  • Nồng độ axit uric trong máu quá lớn, khiến chúng liên kết lại với nhau, tạo thành các tinh thể muối urat.
  • Những hạt tophi này sẽ xuất hiện dưới da tại các vị trí ngón tay, ngón chân, đầu gối, khuỷu tay hay ở vành tai.
  • Các hạt tophi này có màu vàng kèm, kích cỡ khác nhau, gây sưng đỏ, nóng rát các vị trí mà chúng xuất hiện.
  • Suy giảm hoặc mất hẳn khả năng vận động
  • Đến giai đoạn này, nếu không được điều trị một cách hợp lý. Bệnh sẽ ngày càng phát triển nặng tại các vùng mô xung quanh khớp.

Điều này làm tình trạng viêm nhiễm tại khớp thêm nặng nề, trở nên biến dạng. Xương có thể phá hủy, khiến người bệnh đi lại khó khăn, thậm chí là tàn phế suốt cả cuộc đời.

Bệnh gút có nguy hiểm không?

Giai đoạn Bệnh Gout
Giai đoạn Bệnh Gout

Tuy bệnh gút có thể làm cho người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ. Nhưng gút là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc . Cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.

Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gút được chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1. Mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gút. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gút sau khi bị bệnh sỏi thận.
  • Giai đoạn 2. Nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân (nốt tophi). Nốt tophi thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gút đầu tiên. Nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Nốt tophi thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân và gân gót.
  • Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác. Cũng vẫn là của bệnh gút với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.
  • Giai đoạn 3. Các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp.
  • Hầu hết người bị bệnh gút chỉ ở giai đoạn 1 hoặc 2, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gút đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.
  • Giai đoạn 4. Giai đoạn cuối của bệnh gút, với các tinh thể urat điển hình bám chặt vào các khớp. Đây là giai đoạn cuối của bệnh gút. Theo thời gian, các tinh thể acid uric lắng đọng tạo thành các dạng hạt làm cho các cơn đau tăng nhanh theo từng đợt,.

Các biến chứng thường gặp của bệnh Gút

Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Gút
Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Gút
  • Có rất nhiều người lo lắng về biến chứng của bệnh Gút, bởi vì khi lên cơn đau của bệnh. Người bệnh sẽ phải vô cùng khổ sở để chống chọi, trong khi vẫn phải kiêng khem đủ thứ. Bản chất của các hạt tophi là tinh thể urat. Có khả năng làm biến dạng các khớp.
  • Do đó dần dần sẽ làm hạn chế vận động của khớp, đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là gây tàn phế. Trong trường hợp, các hạt tophi bị vỡ sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập khớp. Gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.
  • Bệnh Gút mãn tính có thể gây lắng đọng muối urat trong thận gây ra bệnh sỏi thận. Do đó, có thể làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ dẫn đến suy thận, tăng huyết áp. Có những trường hợp chất urat còn lắng đọng ở dưới da tạo nên các u, cục gây đau và mất thẩm mỹ.
  • Ngoài ra, biến chứng của bệnh Gút có thể xảy ra do dùng thuốc điều trị, điển hình là gây dị ứng. Nhất là loại allopurinol hoặc tác dụng phụ của các thuốc chống viêm corticoid. Hoặc không steroid làm tổn hại đến hệ tiêu hóa, máu, thận…

Phòng ngừa bệnh gút

Bệnh Gout Kiêng ăn Gì
Bệnh Gout Kiêng ăn Gì
  • Trong thời gian không xuất hiện triệu chứng của bệnh gút. các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bảo vệ và chống lại những cơn đau do gút trong tương lai.
  • Hạn chế hoặc tuyệt đối không nên sử dụng rượu, bia. Vì các chất trong bia, rượu. Có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng bệnh gút, đặc biệt là ở nam giới.
  • Nên uống nước đầy đủ hằng ngày. Bạn cần uống đầy đủ nước hằng ngày. Nên sử dụng nước lọc.
  • Hạn chế sử các loại thực phẩm chứa nhiều protein từ động vật như thịt đỏ, các loại hải sản, gia cầm, nội tạng động vật.
  • Bạn có thể sử dụng protein từ các sản phẩm sữa ít chất béo. Các sản phẩm sữa ít béo có thể có tác dụng bảo vệ bạn chống lại căn bệnh gút. Vì vậy đây được coi là nguồn protein tốt nhất của bạn.
  • Duy trì tốt trọng lượng cơ thể. Bạn nên duy trì tốt trọng lượng cơ thể bạn bằng việc giảm cân nếu bạn mắc bệnh béo phì. Việc giảm cân có thể làm giảm nồng độ Acid uric trong cơ thể bạn. Nhưng tránh việc ăn chay và giảm cân một cách nhanh chóng vì điều này có thể tạm thời làm tăng nồng độ acid uric.
  • Người bệnh gút nên ăn những thực phẩm chứa chất xơ như các loại rau xanh, dưa leo, cà chua,…
  • Tập thể dục thường xuyên và giảm cân. Luôn giữ trọng lượng cơ thể bạn ở một mức độ tiểu chẩn làm giảm những nguy cơ mắc bệnh gút.