Bệnh Trĩ Có Lây Không Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Trĩ A-Z [Full 2020]

Bệnh trĩ là chứng bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh trĩ có lây không là thắc mắc của đa số người mắc bệnh trĩ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về nó.

Những điều cần biết về bệnh trĩ

Trĩ là chứng bệnh về đường tiêu hóa. Trĩ là tình trạng hậu môn và trực tràng xuất hiện những búi trĩ, gây đau buốt và khó khăn khi đi đại tiện. Nguyên nhân trực tiếp gây nên những búi trĩ đó là do những tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng, ứ máu.

bệnh trĩ có lây không
Bệnh trĩ không phải là một căn bệnh lây lan, truyền nhiễm.

Nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh trĩ, hay nói cách khác, nguyên nhân dẫn đến sưng tĩnh mạch, hình thành các búi trĩ là do:

  • Ngồi nhiều;
  • Thói quen ăn cay nóng;
  • Đi đại tiện quá lâu;
  • Béo phì;
  • Uống nước không đầy đủ hàng ngày;
  • Ăn uống thiếu chất xơ, thiếu vitamin.

Bệnh trĩ được chia ra thành hai loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là trường hợp các búi trĩ được hình thành ở sâu bên trong trực tràng. Trĩ ngoại là trường hợp các búi trĩ hình thành ở ngay cửa hậu môn.

Bệnh trĩ có lây không?

Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể dễ dàng khẳng định, bệnh trĩ là do người bệnh chăm sóc sức khỏe không đúng cách, tự thân sinh bệnh. Bệnh trĩ hoàn toàn không có khả năng lây lan, truyền nhiễm.

búi trĩ sưng to
Bệnh trĩ là tình trạng những búi trĩ sưng to ở vùng hậu môn, trực tràng, gây đau đớn

Tuy nhiên, bệnh trĩ lại là một căn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay. Ở thời hiện đại, mọi người lao vào guồng máy công việc, ít vận động, ăn uống qua loa, có thói quen ăn thức ăn nhanh,… từ đó rất nhiều người bị mắc bệnh trĩ.

Nếu vì tâm lý e dè, không đến gặp bác sĩ khám và điều trị sớm, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng như:

  • Ung thư trực tràng;
  • Nhiễm trùng máu;
  • Mất nhiều máu;
  • Nhiễm trùng hậu môn.

Chữa bệnh trĩ – Có những phương pháp nào?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh trĩ. Tùy vào mức độ bệnh và trường hợp trĩ nội hay trĩ ngoại, bác sĩ sẽ đề ra những cách điều trị cho phù hợp với người bệnh.

Phương pháp Tây y

Trong Tây y, có một số phương pháp điều trị bệnh trĩ thông dụng là:

  • Đốt trĩ bằng tia laser
  • Dùng thuốc giảm đau
  • Dùng thuốc tiêu trĩ
  • Bôi thuốc giảm sưng đau
  • Thắt búi trĩ

Tuy nhiên, các phương pháp Tây y được khuyến cáo là sẽ đi kèm một số tác dụng phụ (khi dùng thuốc) và gây ra nhiều đau đớn cùng rủi ro gặp biến chứng nguy hiểm (khi làm thủ thuật, phẫu thuật). Vậy nên trước khi áp dụng bất cứ một biện pháp Tây y nào, người bệnh cũng cần cân nhắc thật kỹ lưỡng và phải có ý kiến từ bác sĩ.

Phương pháp Đông y

Bài thuốc Đông y điều trị trĩ bằng vị thuốc Sinh địa

tác dụng Sinh địa
Sinh địa

Triệu chứng:

Búi trĩ bị sưng đau và lòi ra khỏi hậu môn, táo bón nặng kèm theo hiện tượng nước tiểu có màu vàng, khó đi lại.

Nguyên liệu:

  • 16 gram sinh địa
  • 12 gram hoàng liên
  • 12 gram trạch tả
  • 12 gram xích thược
  • 12 gram hoàng bá
  • 6 gram đại hoàng
  • 8 gram đương quy
  • 8 gram đào nhân.

Cách thực hiện:

  • Mang sinh địa, đào nhân, hoàng liên, trạch tả, xích thược, hoàng bá, đại hoàng, đương quy rửa sạch
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, sau đó thêm vào ấm 800ml nước lọc
  • Tiến hành sắc lấy nước thuốc
  • Sau khi nước thuốc trong nồi cạn còn 300ml, tắt bếp, chắt lấy lượng nước thuốc để uống, bỏ phần bã
  • Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Đun ấm thuốc trước khi uống
  • Sử dụng 1 thang/ngày.

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc Đông y điều trị bệnh trĩ bằng vị thuốc Sinh địa mỗi ngày. Sau 10 ngày kiên trì sử dụng người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng đau rát, phù nề tại búi trĩ được cải thiện. Đồng thời đi đại tiện dễ dàng hơn.

Bài thuốc Đông y từ vị thuốc Hoàng kỳ điều trị trĩ

tác dụng Hoàng Kỳ
Hoàng Kỳ

Triệu chứng:

Bệnh trĩ gây nên tình trạng chảy máu thành từng giọt hoặc bắn ra thành từng tia kèm theo cảm giác chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng và ra nhiều mồ hôi.

Nguyên liệu:

  • 16 gram hoàng kỳ
  • 16 gram đằng sâm
  • 12 gram kinh giới
  • 12 gram bạch truật
  • 12 gram sài hồ
  • 8 gram thăng ma
  • 8 gram đương quy
  • 8 gram địa du
  • 8 gram hoa hòe.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả vị thuốc và để ráo nước
  • Kinh giới cho vào chảo và mang đi sao đen
  • Tiếp tục cho hoa hòe và địa du cho vào chảo và mang đi sao đen
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm
  • Thêm vào ấm 1 lít nước lọc
  • Tiến hành sắc lấy nước thuốc
  • Sau 45 phút sắc thuốc, tắt bếp
  • Chắt lấy lượng nước thuốc để uống, bỏ phần bã
  • Chia thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Đun ấm thuốc trước khi uống
  • Sử dụng 1 thang/ngày.

Bài thuốc Đông y chữa trĩ bằng Hoa hòe

tác dụng Hoa hòe
Hoa hòe

Triệu chứng:

Bệnh trĩ nội phát triển và có biểu hiện chảy máu, người bệnh thường xuyên táo bón và đau khi đi đại tiện.

Nguyên liệu:

  • 16 gram hoa hòe
  • 16 gram kinh giới
  • 16 gram trác bách diệp
  • 16 gram cỏ mực
  • 12 gram huyền sâm
  • 12 gram sinh địa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả vị thuốc và để ráo nước
  • Kinh giới và hoa hòe cho vào chảo và mang đi sao đen
  • Trách bách diệp và cỏ mực cho vào chảo và mang đi sao qua
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm
  • Thêm vào ấm 800ml nước lọc và tiến hành sắc lấy nước thuốc
  • Sau 30 phút sắc thuốc, tắt bếp, chắt lấy lượng nước thuốc để uống, bỏ phần bã
  • Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Đun ấm thuốc trước khi uống
  • Sử dụng 1 thang/ngày.

Người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ bằng vị thuốc Hoa hòe mỗi ngày. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 10 ngày sẽ giúp đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm đau, giảm ngứa tại búi trĩ.

Bài thuốc Đông y từ vị thuốc Kim ngân hoa

bệnh trĩ có lây không
Kim ngân hoa

Triệu chứng:

Búi trĩ sa ra ngoài, xuất hiện cảm giác đau rát kèm theo ngứa ngáy tại vùng hậu môn, búi trĩ chảy máu, khó khăn khi đi đại tiện.

Nguyên liệu:

  • 16 gram kim ngân hoa
  • 20 gram hoàng bá
  • 12 gram ngũ vị tử
  • 12 gram phèn phi
  • 12 gram hoa kinh giới.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vị thuốc kim ngân hoa, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa kinh giới
  • Cho kim ngân hoa, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa kinh giới đã rửa sạch vào nồi nước chứa 1 lít nước
  • Thực hiện đun sôi thuốc
  • Khi lượng nước thuốc còn 700ml thì cho lượng phèn phi đã chuẩn bị vào
  • Tiếp tục đun thuốc cho đến khi sôi thêm 5 phút, tắt bếp
  • Chờ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi có độ ấm thích hợp thì mang nước này ngâm, rửa búi trĩ và vùng hậu môn
  • Sử dụng 1 – 2 lần/ngày.

Người bệnh cần kiên trì áp dụng bài thuốc Đông y từ vị thuốc Kim ngân hoa điều trị bệnh trĩ mỗi ngày. Sau 10 – 14 kiên trì sử dụng bài thuốc bạn sẽ thấy tình trạng sa búi trĩ cải thiện.

Bên cạnh đó tình trạng đau rát, ngứa ngáy, khó khăn trong việc đi đại tiện và tình trạng chảy máu do bệnh trĩ gây ra cũng được cải thiện một cách đáng kể.

Phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?

Bệnh trĩ gây ra những cơn đau buốt khó chịu ở vùng hậu môn người bệnh, gây ra những đảo lộn trong sinh hoạt đời sống. Về lâu về dài, trĩ gây ra những biến chứng khôn lường, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Mỗi người trong chúng ta cần đề cao việc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng bệnh trĩ, mỗi người cần thực hiện tốt những điều sau:

Nên

  • Xây dựng thực đơn khoa học, phù hợp với bản thân. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả,… để thu nạp nhiều chất xơ, vitamin,… giúp phòng chống bệnh trĩ.
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày. Tăng cường uống nước ép trái cây để giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, cơ thể nhận nhiều vitamin, chất xơ hơn.
  • Tắm gội hàng ngày. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện.
  • Từ bỏ thói quen lười vận động, ít vận động;
  • Tăng cường tập thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe hàng ngày;
  • Đi đại tiện ngay khi cơ thể có nhu cầu.
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
Ăn uống khoa học
Ăn uống khoa học, đầy đủ các chất xơ, vitamin, khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần.

Không nên

  • Ăn những thực phẩm có vị cay nóng.
  • Ăn các món ăn chiên, nướng nhiều dầu mỡ.
  • Thức khuya, stress.
  • Uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá.
  • Ngồi quá lâu (nhất là những người làm việc văn phòng).
  • Ít vận động.
  • Ngồi lâu khi đi vệ sinh.
Không nên ngồi lâu
Không nên ngồi lâu, ít vận động, ăn các thực phẩm cay nóng,… vì đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Tóm lại, trĩ là một chứng bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay. Bệnh trĩ hình thành do người bệnh chăm sóc sức khỏe cá nhân không đúng cách. Bệnh trĩ không phải là bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lây lan.

Để phòng tránh bị trĩ, mỗi người cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin, uống đủ nước. Bên cạnh đó, chúng ta cần có một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, hạn chế tiêu thụ thuốc lá, rượu bia, không nên ngồi lâu.