Nguyên Nhân Bị Trĩ Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa [2020]

Nguyên nhân bị trĩ là gì? Hãy tham khảo ngay những nguyên nhân hàng đầu dưới đây để có biện pháp phòng ngừa và cách điều trị hiệu quả nhất. Tìm hiểu ngay!

Bệnh trĩ là gì?

bị trĩ
Bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom là bệnh rất phổ biến, gần như 3 trong số 4 người trưởng thành sẽ gặp các triệu chứng như đau rát hoặc ngứa ngáy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể không gây ra bất cứ dấu hiệu nào cả.

Về cơ bản có 3 loại trĩ là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

  • Trĩ nội: Nằm ở các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Khi các búi trĩ có kích thước to hơn, chúng có thể bị sa ra ngoài hậu môn, gọi là sa búi trĩ.
  • Trĩ ngoại: Nằm ở các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại thường gây ngứa, sưng, đau, chảy máu.
  • Trĩ hỗn hợp: Là loại trĩ nội phát triển, sa ra khỏi hậu môn và liên kết với búi trĩ ngoại ở bên ngoài. Đây là một triệu chứng tương đối phức tạp và khó điều trị.

Nguyên nhân bị trĩ

bị trĩ
Nguyên nhân bị trĩ

Bệnh trĩ ảnh hưởng chủ yếu đến những người trưởng thành trong độ tuổi từ 45 đến 65 tuổi. Các nguyên nhân phổ biến bị trĩ bao gồm:

Bị trĩ do chế độ ăn uống thiếu chất xơ

Thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ. Rau xanh, hoa quả là những thức ăn cần thiết để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa bài tiết tốt hơn. Do đó, khi thiếu chất xơ khiến phân di chuyển khó khăn trong ruột gây ra táo bón và trĩ.

Không cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần

80% cơ thể là nước. Nước có thể giúp hệ tuần hoàn máu, hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn. Mỗi ngày cơ thể cần tiêu thụ từ 1,5 đến 2 lít nước tùy vào thể trạng và nhu cầu cơ thể của mỗi người.

Khi cơ thể không hấp thụ đủ nước, sẽ gây ra các vấn đề về da và các bệnh tiêu hóa, hậu môn, bao gồm cả bệnh trĩ.

Bị trĩ do ngồi nhiều, lười vận động

Nhân viên văn phòng, lái xe hoặc những người có tính chất công việc ngồi nhiều thường dễ bị bệnh trĩ. Khi cơ thể ít hoạt động cơ thể sẽ không thể bơm đủ máu để giữ độ đàn hồi của các cơ co thắt hậu môn. Lâu dần sẽ khiến cơ hoạt động yếu và gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, ngồi nhiều trong một thời gian có thể tạo một lực tác động lên xương chậu của bạn. Điều đó có thể cản trở lưu thông máu gây tắc nghẽn mạch, sưng đau và gây trĩ.

Táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính

Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài có thể là nguyên nhân bị trĩ

Người có bệnh liên quan đến nhu động ruột thường xuyên gặp khó khăn khi đi vệ sinh có thể khiến tĩnh mạch hậu môn và thành ruột bị tổn thương.

Có đến 80% những người táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính sẽ phát triển thành bệnh trĩ.

Bị trĩ do căng thẳng

Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tạo ra một chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể, làm cho não, hệ thống tiêu hóa bị ức chế. Điều này làm sự co bóp ở vùng hậu môn bị hạn chế và có thể gây ra bệnh trĩ.

Lão hóa

Khi bạn già đi, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị lão hóa bao gồm cả hệ tiêu hóa và hậu môn. Ở người cao tuổi độ đàn hồi của cơ vòng giảm khiến tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống vùng hậu môn gây táo bón kéo dài và trĩ.

Ngoài những nguyên nhân nói trên thì một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao. Nhóm này bao gồm:

  • Béo phì
  • Mang thai
  • Giao hợp qua đường hậu môn
  • Những người có chế độ ăn kiêng hoặc ăn ít chất xơ

Bên cạnh đó, bệnh trĩ có nhiều khả năng có liên quan đến các vấn đề lão hóa ở các mô hỗ trợ tĩnh mạch trong khu vực hậu môn, trực tràng. Khi các tĩnh mạch này suy yếu, chúng không thể hỗ trợ các cơ co thắt hậu môn và gây ra các dấu hiệu trĩ. Điều này thường xảy ra khi bạn già đi.

Triệu chứng khi bị trĩ

Triệu chứng
Triệu chứng khi bị trĩ

Bệnh trĩ càng được phát hiện và chữa trị sớm thì cơ hội được chữa khỏi mà không cần đụng chạm đến dao kéo càng cao. Do vậy, bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ khi thấy các triệu chứng sau:

  • Đau là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ, mức độ đau tăng lên theo sự phát triển của bệnh.
  • Chảy máu khi đi ngoài
  • Niêm mạc xung quanh hậu môn bị sưng tạo thành một khối tương tự như thịt thừa.
  • Trường hợp búi trĩ hình thành trong ống hậu môn thì không nhìn thấy được khi còn nhỏ. Bạn chỉ có thể quan sát và sờ thấy búi trĩ khi nó sưng to, nhô ra khỏi hậu môn.
  • Hậu môn ngứa và có dịch nhầy
  • Đau rát khi đi cầu
  • Tắc nghẹt hậu môn

Các cách chữa bệnh trĩ hiện nay

Có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ được người bệnh áp dụng hiện nay. Mỗi phương pháp lại có ưu và nhược điểm riêng:

Chữa bệnh trĩ bằng Tây y

bằng Tây y
Chữa bệnh trĩ bằng Tây y

Y học hiện đại sử dụng một số phương pháp sau để điều trị bệnh trĩ:

Nội khoa: Sử dụng một số loại thuốc bôi hoặc viên đặt, thuốc co mạch, thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc tăng cường tĩnh mạch… Các loại thuốc này cho hiệu quả nhanh, tuy nhiên chỉ điều trị triệu chứng chứ không có tác dụng chữa bệnh tận gốc. Sau 1 thời gian dùng, người bệnh có thể bị nhờn thuốc, đồng thời phải chịu nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoại khoa: Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật longo, cắt niêm mạc da, thủ thuật chích xơ, quang đông hồng ngoại… Các thủ thuật này có thể gây nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm…

Đồng thời, sau một thời gian, bệnh trĩ vẫn sẽ tái phát

Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc nam

bằng thuốc nam
Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc nam

Vì ngại ngùng, không muốn cho người khác biết mình mắc bệnh nên nhiều người đã tìm đến phương pháp trị bệnh trĩ tại nhà. Một số loại cây thuốc nam thường được người bệnh sử dụng bao gồm: lá trầu không,nha đam, rau diếp cá, tỏi, mật ong…

Phương pháp này khá an toàn nhưng chỉ sử dụng được khi bệnh trĩ ở giai đoạn đầu. Các giai đoạn sau thì thuốc nam sẽ gần như không có hiệu quả.

Chữa bệnh trĩ bằng Đông y

Đông y
Chữa bệnh trĩ bằng Đông y

Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim.

Nếu khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi. Khi đi đại tiện, đôi khi phân cọ xát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu, và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.

Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Cách phòng ngừa khi bị trĩ

bị trĩ
Ăn nhiều hoa quả , rau xanh để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Nếu bạn bị trĩ, có rất nhiều biện pháp để điều trị. Tuy nhiên, trĩ có thể tái phát nếu như bạn không có biện pháp chăm sóc và đề phòng. Thông thường, bạn có thể ngăn ngừa trĩ bằng một số liệu pháp sau:

  • Đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu. Nếu bạn trì hoãn việc đi đại tiện sẽ khiến phân bị khô cứng trong ruột và gặp khó khăn khi đi qua hậu môn. Nhịn đi vệ sinh thường xuyên cũng khiến cho khối lượng phân trong ruột tăng lên, chèn ép các tĩnh mạch và gây trĩ.
  • Không mang theo sách hoặc điện thoại khi đi vệ sinh. Điều này không cần thiết và làm kéo dài thời gian đi vệ sinh của bạn.
  • Thay đổi chế độ ăn uống. Thêm nhiều rau xanh, trái cây và 100% ngũ cốc nguyên hạt.
  • Uống nhiều nước, từ 1,5 lít mỗi ngày tùy theo nhu cầu của cơ thể.
  • Luyện tập thể dục thể thao phù hợp để cải thiện nhu động ruột. Khi bạn ít vận động, ruột sẽ hoạt động kém hiệu quả và không thể đẩy phân ra bên ngoài. Luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp.
  • Nếu các triệu chứng thay đổi hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, hãy thông báo cho bác sĩ.

Bị trĩ nên kiêng gì để mau lành bệnh?

nên kiêng gì
Bị trĩ nên kiêng gì để mau lành bệnh?

Việc kiêng cữ đúng cách sẽ giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh. Một khi đã bị trĩ, người bệnh cần tránh các hoạt động sau:

  • Ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp
  • Uống rượu bia, trà đặc, nước ngọt
  • Đứng lâu, ngồi nhiều
  • Đẩy tạ
  • Khiêng vật nặng
  • Ngồi quá lâu trên bồn cầu

Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều đồ mát, rau xanh, trái cây, bổ sung đủ nước cho cơ thể, tích cực vận động và tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng. Đây cũng chính là chìa khóa để phòng ngừa bệnh trĩ và nâng cao sức khỏe.

Qua những thông tin về bị trĩ bài viết vừa chia sẻ hẳn bạn đã biết được phần nào nguồn gốc hình thành, cách phát hiện và điều trị bệnh. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, hãy nhờ sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa để có sự hiểu biết đúng đắn về bệnh.