Biểu Hiện Bệnh Trĩ Nội Thường Gặp [Chi Tiết A-Z] Mà Bạn Cần Biết

Bài viết sau đây sẽ chia sẻ thông tin giúp bạn nhận biết biểu hiện bệnh trĩ nội thường gặp ngay từ giai đoạn đầu cũng như có giải pháp điều trị từ gốc.

Trĩ nội là gì?

biểu hiện bệnh trĩ
Trĩ nội

Trĩ nội là một trong các dạng của bệnh trĩ với vị trí hình thành ở bên trong ống hậu môn, xảy ra do sự ứ trệ khí huyết tại các đám rối tĩnh mạch.

Sự gia tăng áp lực lên vùng ổ bụng từ một số yếu tố như ngồi lâu, béo phì, mang thai hoặc rặn mạnh khi táo bón,… sẽ khiến tĩnh mạch vùng hậu môn bị đè nén và ảnh hưởng đến sự lưu thông máu.

Lúc này, máu đến tĩnh mạch hậu môn bị ứ trệ, không thể lưu thông hết, tích tụ lâu dần làm giãn phồng tĩnh mạch tạo thành búi trĩ nội.”

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

biểu hiện bệnh trĩ
Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Các búi trĩ nội ban đầu sẽ nằm hoàn toàn bên trong hậu môn. Theo thời gian, búi trĩ phát triển to lên sẽ dần sa xuống và lồi ra bên ngoài. Đây chính là tình trạng sa búi trĩ. Dựa vào mức độ sa ra ngoài của búi trĩ mà bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Búi trĩ mới hình thành, còn bé và chưa sa ra ngoài.
  • Cấp độ 2: Búi trĩ lớn hơn, khi rặn đại tiện sẽ hơi sa xuống một chút nhưng sau đó có thể tự co lại vào bên trong.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài dù không có tác động. Tuy nhiên người bệnh có thể tự ấn vào.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ sa hoàn toàn ra bên ngoài hậu môn, dù ấn trở lại cũng không thể thu vào.

Biểu hiện bệnh trĩ nội theo từng giai đoạn

Bệnh trĩ được chia làm 3 loại thường gặp là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó bệnh trĩ nội là bệnh xuất hiện ở khoang dưới niêm mạc, xuất phát từ đám tĩnh mạch trĩ trong hậu môn. Thông thường nguyên nhân gây bệnh thường xuất hiện do thói quen sinh hoạt kém khoa học, hội chứng ruột kích thích, mang thai…

biểu hiện bệnh trĩ
Biểu hiện bệnh trĩ nội theo từng giai đoạn

Các biểu hiện bệnh trĩ nội có sự khác nhau rõ rệt theo từng giai đoạn như sau:

Ở mỗi giai đoạn, bệnh trĩ nội sẽ có các triệu chứng khác nhau

Biểu hiện bệnh trĩ giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, bệnh chỉ mới bắt đầu nên vẫn chưa có những dấu hiệu cụ thể. Người bệnh thường có biểu hiện táo bón trong nhiều ngày, kèm theo đó là hiện tượng đau rát, ngứa ngáy khó chịu khi đi vệ sinh. Lúc này máu có chảy nhưng chưa nhiều, chỉ có thể phát hiện một chút máu trên giấy vệ sinh.

Búi trĩ đã hình thành nhưng rất khó quan sát bằng mắt thường vì nó đang ở trong ống hậu môn.

Biểu hiện bệnh trĩ giai đoạn 2

Bệnh bắt đầu có dấu hiệu nặng hơn, bằng chứng là máu chảy nhiều hơn kèm theo đó là đau rát và có cảm giác ngứa ở hậu môn.

Búi trĩ bắt đầu lòi ra ngoài bằng biểu hiện là cục thịt nhỏ lòi ra ngoài khi đi cầu, nhưng thông thường sẽ co lại ngay sau đó.

Biểu hiện bệnh trĩ giai đoạn 3

Lượng máu lúc này cũng chảy ra nhiều hơn. Do búi trĩ phát triển nên ngay cả khi không đi cầu thì người bệnh cũng luôn có cảm giác đau và khó khăn khi ngồi.

Kích thước của búi trĩ quá lớn nên không thể nào tự co lên được. Nhưng vẫn có thể dùng tay để đẩy vào trong.

Biểu hiện bệnh trĩ giai đoạn 4

Lúc này búi trĩ quá lớn nên ngay cả khi không đi cầu cũng sa ra ngoài và không thể đẩy búi trĩ vào trong. Người bệnh luôn có cảm giác đau đớn, chảy máu bất cứ lúc nào.

Ở giai đoạn này, ngoài bệnh trĩ người bệnh còn đối mặt với hàng loạt các nguy cơ mắc bệnh khác. Chẳng hạn như nhiễm trùng búi trĩ, hoại tử búi trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn và thậm chí là ung thư trực tràng.

Dù ở bất cứ giai đoạn nào thì cũng ít nhiều gây ra những đau đớn, ảnh hưởng về mặt sức khỏe… đối với người bệnh. Chính vì vậy ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh cần phải tiến hành việc chữa trị càng sớm càng tốt.

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

biểu hiện bệnh trĩ
Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Thư, trĩ nội giai đoạn đầu chưa gây ra những nguy hại trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, về lâu về dài, bệnh có thể diễn biến phức tạp và gây ra những biến chứng khó lường.

Trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 – Không quá nguy hiểm nhưng cũng đừng chủ quan

Trĩ nội độ 1 và độ 2 mới là tình trạng nhẹ của bệnh trĩ. Lúc này, bệnh không gây vấn đề gì nguy hiểm đến sức khỏe. Mặc dù vậy, các triệu chứng ban đầu của bệnh trĩ cũng gây ra không ít phiền toái cho người bệnh.

Cảm giác đau rát và ngứa ngáy ở hậu môn vô cùng khó chịu, khiến cho bệnh nhân thường xuyên “đứng ngồi không yên” và khó có thể tập trung. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng không nhỏ tới công việc.

Trĩ nội độ 3 và độ 4 – Cẩn thận kẻo gặp biến chứng nghiêm trọng

Ở cấp độ 3 và cấp độ 4, búi trĩ nội đã phát triển rất to và sa hẳn ra ngoài. Điều này khiến cho người bệnh thường bị rối loạn chức năng hậu môn và rất khó kiểm soát việc đại tiện.

Biến chứng trĩ nội

Biến chứng trĩ nội
Biến chứng trĩ nội

Sa nghẹt búi trĩ

Búi trĩ sưng to nên mắc ở cửa hậu môn, chèn ép các cơ vùng hậu môn gây cản trở lưu thông máu, làm tắc tĩnh mạch và còn khiến cho việc đại tiện khó khăn vô cùng.

Viêm nhiễm

Các tổn thương hậu môn ở trĩ nội độ 3 và độ 4 là rất nghiêm trọng, cộng thêm việc búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập gây nên viêm nhiễm. Thậm chí nếu không cẩn thận, tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến hoại tử.

Không chỉ vậy, bên cạnh vấn đề viêm nhiễm hậu môn thì người bệnh còn có nguy cơ bị nhiễm trùng máu.

Thiếu máu

Không như ở 2 giai đoạn đầu, ở mức độ nặng thì lúc bình thường búi trĩ cũng chảy máu chứ không phải mỗi lúc đi vệ sinh. Còn khi đại tiện thì máu có thể chảy giọt hoặc bắn thành tia.

Nếu để tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ bị thiếu máu nghiêm trọng, tụt huyết áp, hoa mắt chóng mặt và suy kiệt sức lực.

Ung thư trực tràng

Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của trĩ nội, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Khoảng 3% các bệnh nhân bị trĩ có nguy cơ mắc ung thư trực tràng

Có thể thấy rằng bệnh trĩ nội tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nếu phát triển lên giai đoạn nặng. Vì vậy người bệnh cần đi khám ngay nếu thấy có bất cứ biểu hiện nào bất thường để kịp thời khắc phục.

Trong trường hợp mắc phải trĩ nội độ 3, độ 4 thì cũng không nên quá lo lắng mà hãy kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trĩ nội giai đoạn nặng vẫn có thể điều trị được bằng thuốc, chỉ trong trường hợp đã xảy ra biến chứng thì mới bắt buộc phải dùng biện pháp ngoại khoa. Vậy nên hãy cố gắng giữ gìn vệ sinh cẩn thận để phòng tránh tối đa tình trạng viêm nhiễm.

Cách chữa trĩ nội hiệu quả nhất

Cách chữa trĩ
Cách chữa trĩ nội hiệu quả nhất

Phương pháp Tây y trong điều trị bệnh trĩ được phân ra làm 2 loại là nội khoa và ngoại khoa (sử dụng thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt trĩ).

Điều trị nội khoa: Là phương pháp sử dụng các loại thuốc để chữa bệnh. Các loại thuốc Tây y để chữa trĩ nội gồm có: thuốc uống (Phenylephrine, Epinephrine, Norepinephrine), thuốc bôi (Proctolog, Cotri pro, Titanoreine) hoặc thuốc đặt (Avenoc, Witch Hazel, Calmol). Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được kê 1 số loại thuốc kháng sinh giảm viêm (Penicillin, Aspirin, Acetaminophen) hoặc thuốc giảm đau (Trimebutin, Medicone)

Điều trị bằng thủ thuật: Bao gồm chích xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại…

Phẫu thuật cắt trĩ: Có nhiều phương pháp như: Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, phẫu thuật cắt từng búi trĩ, phương pháp Longo, khâu tre trĩ bằng tay, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler…

Những điều nên làm khi mắc bệnh trĩ nội

Những điều nên làm
Những điều nên làm khi mắc bệnh trĩ nội

Khi mắc bệnh trĩ nội bạn nên tiến hành việc điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra cần phải kết hợp thay đổi trong cách sinh hoạt và ăn uống cho thật sự khoa học. Cụ thể bạn nên tiến hành những biện pháp như sau:

  • Cần phải điều trị bệnh trĩ nội theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt
  • Giữ cho tinh thần thật sự thoải mái, đừng quá căng thẳng mệt mỏi làm cho các biểu hiện ngày càng trầm trọng hơn.
  • Hạn chế việc ngồi nhiều đứng lâu có thể làm gia tăng áp lực cho hậu môn.
  • Tăng cường uống nước để tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp làm mềm phân hạn chế bệnh táo bón. Nhờ đó mà bệnh trĩ cũng được đẩy lùi.
  • Bổ sung rau xanh và hoa quả tươi trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế dùng đồ ăn cay nóng, rượu bia và các chất kích thích có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa… để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cũng nên đến gặp bác sĩ để được tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác định tình trạng bệnh. Từ đó mới có hướng đi hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc uống, thuốc đặt… để trị bệnh.