Trị Sổ Mũi Hiệu Quả “Siêu Tốc“ Đơn Giản Không Tốn Kém [ Full 2020 ]

Sổ mũi, đặc biệt là khi chảy nước mũi kéo dài là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị viêm mũi. Trị sổ mũi với phương pháp hiểu quả này ngay thôi chấm dứt sổ mũi.

Sổ mũi là gì?

trị sổ mũi
Sổ mũi

Chảy nước mũi hay viêm mũi là tình trạng khoang mũi chứa đầy một lượng chất nhầy đáng kể. Tình trạng này, thường được gọi là sổ mũi, xảy ra tương đối thường xuyên. Viêm mũi là triệu chứng phổ biến của dị ứng (viêm mũi dị ứng) hoặc nhiễm trùng do virus nhất định, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường.

Nó có thể là tác dụng phụ của khóc, tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, lạm dụng cocain hoặc triệu chứng cai nghiện, chẳng hạn như triệu chứng cai các opioid như methadone. Điều trị cho việc chảy nước mũi thường không cần thiết, nhưng có một số phương pháp điều trị y tế và kỹ thuật phòng ngừa có sẵn.

Nguyên nhân gây sổ mũi

Nguyên nhân tác nhân ngoài

trị sổ mũi
Uống rượu bia

Lạm dụng thuốc xịt mũi. Thuốc chống ngạt mũi rất có ích trong việc làm khô mũi khi bị cảm lạnh. Nhưng tình trạng sổ mũi có thể diễn biến nặng hơn nếu phụ thuộc quá nhiều vào loại thuốc xịt này.

Uống rượu bia. Lúa mì có trong bia và một số chất hóa học có trong rượu vang đỏ có thể gây ra phản ứng dị ứng. Những chất này không chỉ gây dị ứng mà còn có thể khiến các lớp màng nhầy trong mũi đặc lại, gây sổ mũi và phải xì mũi thường xuyên.

Cách cơ thể kích thích tiết nước bọt. Khi lớn tuổi, các dây thần kinh chạy tới tuyến nước bọt thường yếu hơn. Do vậy, thay vì tiết nước bọt khi nhìn hoặc ngửi thấy mùi thức ăn, nhiều người sẽ bắt đầu chảy nước mũi, thậm chí có những người thường xuyên phải dùng khăn giấy lau mũi trong suốt bữa ăn

Đột ngột ngửi gia vị. Ngửi mùi của các loại gia vị, ví dụ như hạt tiêu, ớt bột sẽ gây kích thích mũi, sau đó có thể khiến bạn bị hắt xì, hoặc ngạt mũi, sổ mũi.

Lo lắng. Những người thường xuyên lo lắng có thể bị sổ mũi. Tình trạng sổ mũi thường liên quan đến căng thẳng và áp lực trong công việc dù bản thân bạn không nhận ra.

Mang thai. Khi mang thai, hormone trong cơ thể của phụ nữ thay đổi rất nhiều, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Chính vì lẽ đó, trong khoảng thời gian này, tình trạng sổ mũi có thể sẽ xuất hiện và nếu phụ nữ có bệnh dị ứng từ trước, thì sổ mũi có khả năng diễn biến xấu hơn.

Nguyên nhân do bệnh

trị sổ mũi
Polyp mũi

Polyp mũi. Thông tin trên trang Reader’s Digest cho biết tình trạng ngạt mũi do dị ứng xảy ra liên tục trong nhiều năm có thể gây sưng ở bên trong mũi, và có thể sẽ phát triển thành polyp mũi. Đây là sự phát triển lành tính nhưng cản trở quá trình làm sạch khoang mũi. Polyp mũi có thể dẫn đến việc hình thành dịch mủ và khiến mũi không thể làm sạch được.

Viêm xoang mãn tính. Nguyên nhân chính dẫn đến viêm xoang là do bị dị ứng nhưng không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, từ đó dẫn đến việc tích tụ dịch nhầy trong mũi.

Trào ngược a xít. Khi bị trào ngược tại thực quản, a xít sẽ đi ngược từ dạ dày lên thực quản, vào cổ họng và phần sau của mũi. Thông thường những người bị trào ngược a xít sẽ bị ợ nóng, nhưng đôi khi tình trạng ợ nóng không xuất hiện mà thay vào đó là tình trạng ngạt mũi.

Cách trị sổ mũi bằng phương pháp tự nhiên

Rửa mũi thường xuyên

trị sổ mũi
Rửa mũi thường xuyên

Bình rửa mũi là dụng cụ có hình dáng giống như một ấm trà nhỏ. Nếu sử dụng đúng cách, bình rửa mũi có thể giúp đẩy nước mũi và các chất gây kích ứng ra khỏi mũi và bổ sung độ ẩm cho xoang mũi.

Cách làm

  • Bình rửa mũi sẽ phát huy tác dụng khi bạn để nước trong bình (nước muối hoặc nước cất) chảy vào một bên mũi và chảy ra ở mũi bên kia, giúp loại bỏ các chất gây kích ứng và vi trùng.
  • Cho khoảng 100 ml nước muối vào bình, sau đó nghiêng đầu vào chậu rửa mặt và đặt vòi của bình rửa vào lỗ mũi phía trên.
  • Rót nước trong bình vào lỗ mũi và để nước chảy ra ở lỗ mũi còn lại. Lặp lại quy trình này với lỗ mũi bên kia.
  • Đây là quá trình rửa mũi vì bạn dùng chất lỏng để làm sạch mũi, loại bỏ nước mũi và chất gây kích ứng khiến cơ thể tiết nước mũi nhiều hơn. Bạn có thể dùng bình rửa mũi một hoặc hai lần mỗi ngày.
  • Bình rửa mũi cũng có tác dụng tăng độ ẩm và khiến xoang mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể mua bình tại các hiệu thuốc với chi phí thấp mà không cần đơn của bác sĩ. Hãy nhớ rửa sạch bình sau mỗi lần sử dụng.

Rửa mũi bằng nước muối

trị sổ mũi
Rửa mũi bằng nước muối

Nếu bạn muốn tự làm dung dịch rửa mũi, hãy dùng nước cất hoặc nước tiệt trùng. Bạn cũng có thể dùng nước đun sôi để nguội nhưng tuyệt đối không dùng nước lấy trực tiếp từ vòi vì nước này có thể chứa chất bẩn và chất kích ứng.

Cách làm:

  • Dùng khoảng 200 ml nước, 1/4 thìa cà phê muối ăn dạng hạt và 1/4 thìa cà phê muối nở. Lưu ý, không dùng muối tinh thông thường. Khuấy đều cho tan muối và đổ dung dịch vào bình rửa.
  • Bạn có thể bảo quản dung dịch nước muối đã pha trong vòng 5 ngày trong chai/lọ đậy kín và để trong tủ lạnh. Trước khi dùng, lấy dung dịch ra khỏi tủ lạnh và chờ đến khi dung dịch đạt được nhiệt độ phòng.

Chườm nóng cho vùng mặt

trị sổ mũi
Chườm nóng cho vùng mặt

Chườm nóng có thể giúp giảm đau do xoang áp gây ra, làm loãng nước mũi và giúp nước mũi chảy ra khỏi xoang mũi dễ dàng hơn.

Cách làm

  • Làm ướt một chiếc khăn nhỏ hoặc một miếng vải bằng nước nóng, sau đó đặt khăn lên mặt ở chỗ bạn cảm thấy nhiều áp lực nhất.
  • Nhìn chung, bạn có thể đặt khăn lên vùng mắt, lông mày, mũi và gò má (nửa trên của khuôn mặt).
  • Sau mỗi vài phút, làm nóng lại khăn và tiếp tục đắp lên mặt để giảm đau và áp lực.

Xông hơi mặt

trị sổ mũi
Xông hơi mặt

Hơi nước làm loãng dịch nhầy ở ngực, mũi và họng, giúp bạn đẩy dịch nhầy ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.

Cách làm

  • Đun sôi một ấm nước sau đó đưa mặt vào gần miệng ấm và hít thở với hơi nước bốc lên trong vài phút.
  • Dùng một chiếc khăn đủ lớn đề chùm lên đầu, giúp hơi nước tập trung lại để bạn hít thở được nhiều hơn.
  • Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng để làm loãng nước mũi.

Giữ nhà cửa, không gian sống sạch sẽ

trị sổ mũi
Giữ nhà cửa, không gian sống sạch sẽ

Việc tiếp xúc với chất phơi nhiễm như khói, thay đổi nhiệt độ đột ngột, mùi hóa chất mạnh, có thể khiến xoang mũi tiết nhiều nước mũi hơn.

Đôi khi, nước mũi sẽ chảy ngược vào họng (được biết đến là hội chứng chảy dịch mũi sau), các chất gây kích ứng còn có thể khiến phổi tiết ra dịch nhầy gọi là đờm. Bạn có thể sẽ muốn ho để tống đờm ra khỏi cơ thể.

Cách làm:

  • Bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc. Cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc, kể cả trực tiếp và gián tiếp.
  • Nếu bạn biết chắc đó chính là một trong những nguyên nhân gây chảy nước mũi, hãy tránh đốt rác trong vườn hoặc đứng ngược chiều gió khi đốt lửa trại.
  • Các chất gây ô nhiễm khác mà chúng ta hít phải cũng có thể gây ra rắc rối cho xoang mũi. Hãy cẩn thận với bụi, lông của vật nuôi, các loại men và nấm mốc tại nhà và nơi làm việc. Thay các loại lưới lọc không khí (trong điều hòa chẳng hạn) thường xuyên để giảm thiểu các chất gây kích ứng trong nhà.
  • Khí thải, hóa chất sử dụng trong công việc và ngay cả sương khói cũng có thể kích thích quá trính tiết dịch mũi giống như chất gây dị ứng. Hiện tượng này được gọi là viêm mũi không do dị ứng.

Cách trị sổ mũi bằng thuốc đông y và tây y

Thuốc Coldacmin Flu

Thuốc Coldacmin Flu
Thuốc Coldacmin Flu

Công dụng

Dùng điều trị triệu chứng các trường hợp: cảm sốt, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, viêm thanh quản, xương khớp kèm theo viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, viêm màng nhầy xuất tiết, viêm xoang do cảm cúm hoặc do dị ứng với thời tiết.

Thành phần

Paracetamol 325 mg

Clorpheniramin maleat 2 mg

Tá dược vừa đủ …… 1 viên (Tinh bột mì, PVA, đường trắng, màu đỏ erythrosin, màu vàng tartrazin).

Liều dùng và cách dùng

Cách mỗi 4 – 6 giờ uống 1 lần. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1-2 viên/ lần. Trẻ em từ 6 -12 tuổi: uống nửa liều người lớn.

Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.

Trị sổ mũi với Tiffy

Tiffy
Tiffy

Tác dụng

Tiffy® được dùng để giảm đau nhức với mức vừa phải bao gồm nhức đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau dây thần kinh, sổ mũi, đau cơ, mệt mỏi, đau do chấn thương, bỏng, sốt trong các bệnh truyền nhiễm và viêm.

Liều dùng

Người lớn và vị thành niên

Có trọng lượng trên 60kg: bạn dùng đơn liều 500mg, số lần nhập viện nhiều lần – tối đa 4 lần/thời gian điều trị tối đa 5-7 ngày.

Liều tối đa: liều đơn là 1g, dùng mỗi ngày với liều 4g.

Trẻ em

  • 6-12 tuổi: 250-500mg
  • 1-5 tuổi: 120-250mg,
  • 3 tháng đến 1 tuổi: 60-120mg
  • Dưới 3 tháng: 10 mg/kg.

Trị sổ mũi với Nozeytin

Nozeytin
Nozeytin

Công dụng

  • Điều trị triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi
  • Điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch, nghẹt mũi
  • Điều trị các triệu chứng của viêm xoang mũi

Thành phần

Azelastin hydroclorid

Tá dược vừa đủ

Cách dùng:

Để điều trị viêm mũi dị ứng:

  • Trẻ em từ 5- 12 tuổi: xịt mỗi bên mũi 1 lần x 2 lần/ ngày
  • Người lớn: xịt mỗi bên mũi 1- 2 lần x 2 lần/ ngày

Để điều trị viêm mũi không dị ứng: dùng ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, xịt mỗi bên mũi 2 lần x 2 lần/ ngày

Trị sổ mũi với Rhinidol

Rhinidol
Rhinidol

Thành Phần Chính:

  • Tân Hoa Di
  • Tế Tân
  • Bạch Chỉ
  • Xuyên Khung
  • Cam Thảo
  • Cảo Bản
  • Phòng Phong
  • Thăng Ma

Tác Dụng:

  • Giúp  Tác Dụng Tán Hàn, Thông Khiếu, Giải Độc, Chống Viêm Giúp Bệnh Nhân Hết Đau Nhức,
  • Giúp Hết Sổ Mũi, Nghẹt Mũi, Điều Trị Từ Gốc Căn Bệnh.
  • Phòng Ngừa Các Bệnh Về Viêm Xoang Mũi…

Cách sử dụng:

  • Liều Dùng: Ngày Uống 3 Lần, Mỗi Lần 2 Viên..
  • Liều Duy Trì: Dùng 6 Viên/Ngày.

Trị sổ mũi với Cẩm thảo dịch giao tán

Cẩm thảo dịch giao tán
Cẩm thảo dịch giao tán

Thành Phần

Chai xịt Thông Khiếu Dịch Xoang Tán: Dịch cây giao, Ngũ sắc, Thương nhĩ tử, Bối mẫu, Đại hoàng, Thanh thiên quỳ, Bạch chỉ và một số thảo dược khác.

Hộp uống Cẩm Thảo Dịch Giao Tán: Cao khô Tân di, Cao khô bạch chỉ, Cao khô thương nhĩ tử, Cao khô bạc hà, Cao khô hoàng kỳ,…và các phụ liệu khác.

Công Dụng

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang (cấp tính, mãn tính thể nặng, lâu năm, tái phát…)
  • Tiêu viêm, thông mũi, giảm tình trạng ngạt mũi, ngứa mũi, điếc mũi, nhức mũi, đau đầu.
  • Diệt khuẩn, diệt nấm, đào thải nhanh dịch mủ gây viêm.
  • Kích thích niêm mạc tăng xuất tiết, giúp khôi phục nhanh cơ chế sinh học tự nhiên của niêm mạc mũi…
  • Giúp làm giảm triệu chứng của viêm đường hô hấp trên
  • Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng.

Liều Dùng

  • Cẩm Thảo Dịch Giao Tán: cách dùng ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 viên và uống trước khi ăn 60 phút.
  • Thông Khiếu Dịch Xoang Tán: ngửa cổ ra sau 45 độ, xịt mỗi bên mũi một cái rồi nín thở 5 giây để dung dịch thấm vào xoang, sau đó hít sâu vào.

Chú ý và nên ăn kiêng gì khi bị trị sổ mũi

Hải sản
Hải sản

Thức ăn ngọt hoặc quá mặn

Khi bị sổ mũi nên tránh các thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt vì sẽ gây nóng cho phổi, tăng lượng đờm hơn, làm cho bệnh sổ mũi lâu hết.

Các món chiên

Khi ăn các món chiên thì lượng đờm và nước mũi cũng tăng, dạ dày hoạt động nhiều hơn làm cho hệ tiêu hoá kém đi khiến bệnh lâu khỏi hơn.

Các món hải sản

Các món ăn từ hải sản khiến cho tình trạng sổ mũi không giảm đi vì mùi tanh của hải sản sẽ kích thích hệ hô hấp gây sổ mũi, ho. Ngoài ra hải sản có thể gây ra các tình trạng dị ứng cơ thể.