Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì? Cách chữa trị không cần dùng thuốc tốt nhất

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Cách chữa trị không cần dùng thuốc tốt nhất đối với bệnh nhân là gì? Xem ngay cách điều trị này nhé

Nguyên nhân dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa. Bao gồm cả nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Bản thân một con người sinh ra và lớn lên thường có những thói quen tích cực và thói quen tiêu cực..

Những vận động sai tư thế hay sinh hoạt hàng ngày đều tích tụ dần dần. Lâu ngày khiến cho cơ thể trở nên thành căn bệnh khó chữa đến khốn khổ.

Do những tác động bên ngoài

Hoạt động sai tư thế là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống. Làm việc kéo dài ở một tư thế, ít vận động là những nguyên nhân chính gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Làm việ lâu dài không đúng tư thế khiến cho phần cổ lâu ngày bị bệnh
Làm việc lâu dài không đúng tư thế khiến cho phần cổ lâu ngày bị bệnh

Những công việc phải cúi, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu. Đây cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống, gai cột sống.

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ còn có thể là do chế độ dinh dưỡng. Hoặc thói quen sinh hoạt kê gối quá cao khi ngủ, lạm dụng bia rượu, thuốc lá..

Nguyên nhân do những tác động bên trong

Những nguyên nhân trên sẽ gây ra sự thay đổi trong cột sống làm xương và sụn tạo nên cột sống cổ dần dần thoái hóa.

Những thay đổi do nguyên nhân bên trong có thể bao gồm:

  • Mất nước đĩa đệm: Đĩa đệm có tác dụng như miếng lót giữa các đốt sống của cột sống .
  • Thoát vị đĩa đệm: Các vết nứt thường xuất hiện, dẫn đến đĩa đệm (thoát vị) – đôi khi có thể ấn vào tủy sống và rễ thần kinh.
  • Xương: Thoái hóa đĩa đệm thường dẫn đến việc cột sống tăng sinh xương để củng cố.  Những gai xương này đôi khi có thể chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.
  • Xơ hóa dây chằng . Dây chằng là các dây nối xương với xương. Dây chằng cột sống có thể bị xơ hóa theo tuổi tác, làm cho cổ kém linh hoạt.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa vùng cổ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh

Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Triệu chứng xuất hiện khi bạn đang chớm vào giai đoạn đầu tiên và tiếp sang giai đoạn nặng hơn. Những dấu hiệu của bệnh thể hiện ở những cơn đau tăng lên khi vận động, giảm lúc nghỉ ngơi.

Sau đó lan từ gáy tới tai, bả vai, cánh tay, gây sai lệch tư thế của cổ (vẹo cổ, sái cổ), lan sang cả nhức đầu, làm hạn chế vận động. Tuy nhiên ngoài các cơn đau cấp tính ở các giai đoạn, các triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn thể hiện ở một số biểu hiện sau:

Đau cột sống cổ mãn tính

Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng đau kéo dài sau lần đau cổ cấp tính đầu tiên. Tỷ lệ kéo dài là 30% sau 1 năm. 25% sau 1-5 năm, 19% sau 5-10 năm, càng đến độ tuổi lão hóa người ta càng cảm nhận rõ.

Những triệu chứng thoái hóa đốt sống phần cổ
Những triệu chứng của bệnh bạn nhất định không thể bỏ qua

Hạn chế vận động

Đại đa số những người bị thoái hóa đốt sống cổ đều gặp khó khăn, đau nhức trong các tất cả hoạt động vùng cổ như: xoay cổ, ngửa cổ, cúi gập, ngoái đầu

Dấu hiệu Lhermitte gây ra bởi thoái hóa đốt sống cổ

Được biết tới là triệu chứng đa xơ cứng, hiện tượng thợ cắt tóc ở những người bị thoái hóa vùng cổ. Cảm giác khó chịu đột ngột như luồng điện đi xuống cổ xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân.

Tổn thương ngoài cổ

Trường hợp thoái hóa đốt sống cổ ở các đốt sống C1, C2, C3, C4 sẽ gây đau đầu vùng chẩm, đau vùng trán, nhức đầu, hay nấc, xanh xao, gầy rộc, mất ngủ…

Biến dạng đốt sống cổ

Biến dạng đốt sống cổ
Hình ảnh cho thấy thoái hóa làm biến dạng đốt sống cổ

Hoàn toàn không cúi ngửa xoay chuyển hoạt động được đầu và cổ. Ấn vào các mỏm ngang thấy rất đau. Cong vẹo cổ, sái cổ, biến dạng, mất đường cong sinh lý cổ.

Cách điều trị tại nhà không cần dùng thuốc

Can thiệp bằng hơi nóng tại nhà

Sức nóng thường có tác dụng giảm bớt đau lưng, đặc biệt là đau nhức xương khớp. Nhiệt làm cho cơ bắp thư giãn, giảm căng thẳng và co thắt. Nếu cơn đau kéo dài, hoặc không phải do chấn thương gây nên, thì biện pháp dùng sức nóng sẽ phát huy hiệu quả.

  • Dùng chai nước nóng hoặc miếng đệm nóng để cung cấp nhiệt khô. Lấy khăn quấn vào chai nước nhằm tránh bỏng da. Không nên ngủ gật trong khi sử dụng miếng đệm nóng cũng như đắp nhiệt lên cơ thể liên tục hơn 15-20.
  • Tắm bồn hoặc vòi sen nước nóng. Cũng giúp khắc phục đau lưng. Bạn cũng có thể đi tắm hơi hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng.

Chữa đau lưng bằng sử dụng lạnh

Chữa đau lưng bằng sử dụng lạnh
Chữa đau lưng bằng sử dụng lạnh

Sử dụng túi chườm lạnh. Dùng đá hoặc túi chườm lạnh không phải lúc nào cũng trị được chứng đau lưng. Phương pháp này chỉ có tác dụng khi bị viêm nhiễm, chẳng hạn như đau lưng liên quan đến viêm khớp. Chườm đá ngoài ra cũng có tác dụng giảm sưng tấy do chấn thương.

  • Để làm túi chườm lạnh. Bạn nhúng ướt khăn bằng nước lạnh. Vắt sạch nước còn sót lại. Gấp khăn rồi cho vào túi nhựa có khóa kéo. Ướp lạnh túi khoảng 15 phút. Sau đó bạn có thể đắp lên những chỗ bị đau trong vòng 10 phút. Lặp lại 3 lần một ngày.
  • Bạn có thể dùng túi rau đông lạnh. Để làm túi chườm lạnh trong lúc cần thiết. Bạn nên chọn rau củ quả có kích thước nhỏ và hình dạng đều. Chẳng hạn như đậu Hà Lan hoặc ngô. Điều này sẽ giúp phân tán hơi lạnh đồng đều hơn.

Thay đổi tư thế và thói quen

Việc khom người và đứng không đúng cách có thể làm tăng áp lực lên lưng và gây ra tình trạng đau. Cải thiện tư thế giúp làm giảm áp lực và làm dịu cơn đau lưng. Ngoài ra biện pháp này còn giúp ngăn ngừa đau lưng tái phát.

  • Tăng cường cơ bụng. Như khuyến cáo trong phương pháp 1 sẽ giúp cải thiện tư thế. Những cơ này kết nối với cột sống cũng như xương chậu và giúp giữ cơ thể thẳng đứng.
  • Các bài tập linh hoạt. Chẳng hạn như yoga và tăng cường sức khỏe, cũng là biện pháp cải thiện tư thế hiệu quả. Những bài tập này tập trung chuyển động chậm, mềm dẻo trái ngược với động tác giật mạnh của bài tập truyền thống. Vì vậy, chúng ít có khả năng làm cho cơn đau lưng nặng thêm.
  • Chú ý đến tư thế ngồi và đứng suốt cả ngày. Vai của bạn nên thả lỏng xuống và đưa ra sau, không nhô về phía trước. Đầu nên ở vị trí thẳng, không cúi về phía trước hoặc xuống. Ban đầu bạn thường không quen khi sửa lại tư thế. Nhưng chỉ cần chú tâm một chút thì bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.

Bàn làm việc phù hợp dáng người

Bàn làm việc phù hợp dáng người
Bàn làm việc phù hợp dáng người
  • Bài trí nơi làm việc an toàn và hiệu quả. Lưng và vai đau có thể do ngồi nhiều giờ tại bàn. Việc bố trí sai chỗ làm việc có thể làm cho đầu rũ xuống và vai nhô ra trước. Bạn cần sắp xếp bàn ghế đúng và hiệu quả nhằm giảm bớt cơn đau lưng.
  • Đặt hai bàn chân nằm bằng phẳng trên sàn nhà. Khuỷu tay và lưng cần có điểm tựa. Màn hình cần được điều chỉnh bằng hoặc ngay dưới tầm mắt. Để đầu không phải cúi về phía trước. Không đặt bàn phím và chuột quá xa; sự kéo căng về phía trước trong thời gian dài có thể khiến lưng căng thẳng hơn.
  • Không có một tư thế. Hoặc bạn làm việc nào đều có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, việc tuân theo nguyên tắc cơ bản có thể giúp bạn giảm bớt đau lưng.

Giấc ngủ ngon với nệm

Giấc ngủ ngon với nệm
Giấc ngủ ngon với nệm

Nếu phương pháp tự điều trị không đạt hiệu quả, thì chiếc nệm hiện tại mà bạn đang nằm có thể góp phần gây nên bệnh đau lưng. Không có một loại nệm nào “tốt nhất” dành cho người bị đau lưng. Có rất nhiều loại nệm phụ thuộc vào tư thế ngủ ưa thích của bạn. Việc thay nệm mới có thể giúp giảm đau lưng, đặc biệt là nếu chiếc nệm hiện tại bị xệ xuống hoặc không có chức năng hỗ trợ lưng.

Báo cáo tiêu dùng thường đánh giá nệm dựa trên tư thế ngủ. Bạn có thể tìm hiểu một số hướng dẫn khi mua nệm để giúp bạn tìm ra loại nệm phù hợp với nhu cầu của mình.

Thử nệm trực tiếp trước khi mua. Loại này có thể phù hợp với người này nhưng lại không hợp với người khác. Bạn nên lựa chọn kiểu nệm mang lại sự thoải mái.

Bạn cũng có thể sử dụng gối và đệm để cải thiện tư thế ngủ. Nếu nằm ngửa trong khi ngủ. Bạn nên đặt gối xuống phía dưới đầu gối để hỗ trợ. Nếu nằm nghiêng, bạn nên kẹp gối vào hai đầu gối để duy trì cột sống ở tư thế trung lập. Tránh nằm sấp khi ngủ. Tư thế này làm xoắn cơ bắp và gây căng thẳng lên nhóm cơ ở lưng.

Lời khuyên khi chữa thoái hóa đốt sống cổ

Về chế độ sức khỏe

Khi phát hiện ra mình bị bệnh chúng ta nên điều trị sớm nhất, nhanh nhất theo y học. Để tránh bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn, rất khó để điều trị.

Đối với những người chưa mắc phải căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Chúng tôi khuyên rằng bạn nên tạo cho mình những thói quen hoạt động đi, đứng, nằm, ngồi đúng tư thế. Tránh hình thành những thói quen xấu, lâu ngày tích tụ thành căn bệnh “thoái hóa” khó sửa khó chữa.

Về chế độ dinh dưỡng.

Người bị thoái hóa cột sống cổ nên ăn các loại ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi,.. Vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố vitamin C có tác dụng kháng viêm. Ngoài ra cải thiện quá trình lão hoa rất tốt.

Những thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa

Những thực phẩm tốt cho người mắc vấn đề xương khớp.

Ngoài trái cây và rau củ quả tươi thì cũng nên bổ sung. Những thực phẩm sau để có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

  • Các loại nấm và mọc nhĩ
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Đậu nành, đậu tương và các loại hạt đậu khác
  • Vitamin D.

Trên đây sẽ là những kiến thức bạn cần biết khi điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Hy vọng bạn sẽ có những kiến thức bổ sung để có những phương pháp điều trị thích hợp. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!