Buồn Ngủ Nhưng Ngủ Không Được Phải Làm Sao? [Full 2020]

Tình trạng ngủ không được đeo bám theo chúng ta. Ngủ không được phải làm sao? Hãy chấm dứt tình trạng mất ngủ ngay từ bây giờ. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Khái niệm Mất ngủ?

ngủ không được
Mất ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể bởi giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.

Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm, hoặc có thể dao động từ 4 – 11 giờ. Một giấc ngủ có chất lượng là phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy… Một số khảo sát cho thấy thời gian ngủ trung bình của con người giảm dần theo tuổi tác..

Mất ngủ có nhiều dạng bao gồm: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thức dậy nhiều lần trong khi ngủ.

Những dấu hiệu mất ngủ khi ngủ không được

ngủ không được
Dấu hiệu mất ngủ khi ngủ không được

Mất ngủ thường có những dấu hiệu sau:

  • Khó ngủ.
  • Khó duy trì giấc ngủ.
  • Thức dậy sớm.
  • Không thấy tỉnh táo hoặc thấy mệt sau khi thức dậy.
  • Tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ và khó ngủ lại.

Hậu quả buồn ngủ nhưng ngủ không được

Hậu quả buồn ngủ
Hậu quả buồn ngủ nhưng ngủ không được

Ngủ không được phải làm sao. Mất ngủ ở những người trẻ có thể gây ảnh hưởng đến việc học tập, công việc và các vấn đề xã hội khác. Ở các đối tượng này, tình trạng ngủ không được thường xảy ra ở trạng thái cấp tính. Có thể do môi trường hoặc do tâm lý xấu gây ra. Mất ngủ ở người trẻ nếu tìm được nguyên nhân và khắc phục kịp thời rất nhanh chữa khỏi.

Ở phụ nữ mang thai,sau sinh và khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cũng thường xuyên khó ngủ. Tình trạng này lặp đi lặp lại do nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi. Lúc bấy giờ, người phụ nữ còn phải đối diện việc chăm con lúc nửa đêm. Giấc ngủ bị ngắt quãng nhiều lần trong 1 đêm, tác động đến đồng hồ sinh học trong cơ thể. Lâu dần tạo thành một thói quen và biến chứng thành bệnh mất ngủ.

Đối với người trung niên và người cao tuổi. Hiện tượng ngủ không được xảy ra nhiều hơn. Có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc nặng hơn là vài tháng. Càng cao tuổi, những biến chứng của việc mất ngủ ngày càng nghiêm trọng hơn và khó trị dứt điểm.

Một số tác hại khi ngủ không được

ngủ không được
Một số tác hại khi ngủ không được
  • Người lờ đờ, mệt mỏi, mất tập trung
  • Khả năng tư duy và xử lý thông tin bị trì trệ, làm ảnh hưởng đến việc học và công việc
  • Tăng khả năng xảy ra tai nạn
  • Hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị các bệnh cảm lạnh
  • Da tái nhợt, thiếu sức sống. Phụ nữ không ngủ được thường xuyên rất dễ tạo thành nếp nhăn, lão hóa sớm.
  • Nam giới và phụ nữ muốn sinh con nhưng bị mất ngủ lâu ngày có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thụ thai, thai yếu,…
  • Các tế bào não dễ bị phá hủy hơn, tình trạng nặng sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ
  • Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, tim mạch
  • Khả năng mắc các bệnh ung thư cao hơn
  • Tăng nguy cơ đột quỵ gấp 4 lần

Ngủ không được phải làm sao

Nếu bạn lên giường mà nằm trằn trọc quá 30 phút nhưng vẫn ngủ không được. Hãy bước xuống giường và làm theo một số mẹo nhỏ bên dưới:

Đọc sách là cách giúp bạn ngủ không được

Đọc sách
Đọc sách là cách giúp bạn ngủ không được

Đọc một quyển sách là biện pháp kích thích cảm giác buồn ngủ khá hiệu quả. Hãy chọn cho mình một quyển sách kém lôi cuốn nhất. Đừng ngạc nhiên! Khi đọc quyển sách bạn không thích sẽ khiến bạn nhanh chóng chán nản và dễ rơi vào trạng thái ngủ nhanh hơn.

Động tác Yoga

Động tác Yoga
Động tác Yoga

Thử làm một vài động tác Yoga nhẹ nhàng, ngồi thiền và tĩnh tâm giúp bộ não được giải phóng một phần ưu phiền, cảm giác thư thái sẽ mang giấc ngủ đến gần hơn.

Ngâm chân nước ấm

Ngâm chân trong nước ấm, nếu có gừng, sả hoặc tinh dầu bạc hà, thư giãn trong vòng 10 – 15 phút.

Uống sữa nóng

Uống sữa nóng
Uống sữa nóng

Uống một cốc sữa nóng sẽ làm nóng cơ thể. Phối hợp với việc ngâm chân trong nước ấm sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Các khối cơ sẽ được thư giãn, loại bỏ câu hỏi ngủ không được phải làm sao.

Trà tim sen

Trà tim sen
Trà tim sen

Đừng quên để sẵn trong nhà mình một ít trà tim sen, trà hoa lài hoặc một ít mật ong nguyên chất. Các loại trà nói trên có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho những người bệnh mất ngủ.

Các bạn có thể sử dụng nguyên chất, cho nước sôi vào và sử dụng như một loại trà bình thường. Vô cùng đơn giản và hiệu quả.

Nghe bài nhạc cổ điển

Nghe bài nhạc cổ điển
Nghe bài nhạc cổ điển

Nghe nhạc cổ điển, những bài nhạc có giai điệu nhẹ nhàng. Nhạc không lời có tác dụng xoa dịu thần kinh, thư giãn đầu óc. Một số nghiên cứu cho thấy việc nghe một bản nhạc yêu thích có tác dụng sản sinh hormone hạnh phúc nhiều hơn, dễ buồn ngủ hơn.

Về lâu về dài, để cải thiện giấc ngủ, các bạn nên thu xếp lượng công việc sao cho phù hợp với năng lực. Tránh tình trạng stress quá mức khiến đêm đến sẽ rơi vào trạng thái ngủ không được.

Tập luyện thể thao

Tập luyện thể thao
Tập luyện thể thao

Chế độ tập luyện thể thao hợp lý sẽ mang lại một sức khỏe tuyệt vời. Đề phòng các căn bệnh không đáng có gây cản trở giấc ngủ.

Tân trang phòng ngủ

Cách dễ ngủ chúng ta nên Tân trang phòng ngủ của mình bằng cách sử dụng đèn ngủ tối màu hơn. Có thể đặt ở một vị trí khuất mắt. Một số loại đèn ngủ hiện nay có kết hợp xông tinh dầu.

Xông tinh dầu

Xông tinh dầu
Xông tinh dầu

Các bạn có thể sử dụng đèn xông tinh dầu để giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu khi ngủ. Sử dụng lớp cách âm để đề phòng tiếng ồn từ bên ngoài. Những người bị mẫn cảm với tiếng ồn sẽ không còn trải qua những đêm dài ngủ không được.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng

Về chế độ dinh dưỡng, buộc phải tăng cường những thức ăn giàu vitamin nhóm B như gạo lức, thịt, cá, gà, sữa bơ, trứng, ngũ cốc.

Giảm thiểu chất béo như bơ, những món xào, chiên nhiều dầu mỡ, thịt xông khói, bánh kem. Ko bắt buộc uống rượu, caffein, coca, nước tăng lực và các cái đồ uống có cồn trước khi đi ngủ.